Đề bài

Tìm tam giác vuông trong các tam giác sau:

Phương pháp giải

Sử dụng định lí Pythagore đảo để tìm tam giác vuông: Nếu một tam giác có bình phương độ dài của một cạnh bằng tổng các bình phương độ dài của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Vì \({41^2} \ne {40^2} + {8^2}\) nên tam giác trong hình 8a không phải là tam giác vuông.

Vì \({65^2} = {52^2} + {39^2}\) nên tam giác trong hình 8b là tam giác vuông.

Vì \({65^2} \ne {28^2} + {58^2}\) nên tam giác trong hình 8c không phải là tam giác vuông.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Vẽ vào vở tam giác \(ABC\)\(AB = 12\)cm, \(AC = 5\)cm, \(BC = 13\)cm, rồi xác định số đo \(\widehat {BAC}\) bằng thước đo góc.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tìm tam giác vuông trong các tam giác sau:

a) Tam giác \(EFK\)\(EF = 9\)m, \(FK = 12\)m, \(EK = 15\)m.

b) Tam giác \(PQR\)\(PQ = 17\)cm, \(QR = 12\)cm, \(PR = 10\)cm.

c) Tam giác \(DEF\)\(DE = 8\)m, \(DF = 6\)m, \(EF = 10\)m.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Chứng minh rằng tam giác \(ABC\) vuông trong các trường hợp sau:

a) \(AB = 8\)cm, \(AC = 15\)cm, \(BC = 17\)cm

b) \(AB = 29\)cm, \(AC = 21\)cm, \(BC = 20\)cm

c) \(AB = 12\)cm, \(AC = 37\), \(BC = 35\)cm

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Thực hiện các hoạt động sau:

a) Vẽ một tam giác ABC có AB = 3 cm, AC = 4 cm và BC = 5 cm

b) Tính và so sánh diện tích của hình vuông có cạnh BC với tổng diện tích của hai hình vuông tương ứng có cạnh AB và AC.

c) Kiểm tra xem các góc A của tam giác ABC có phải là góc vuông hay không?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tam giác có ba cạnh là 20 cm, 21 cm, 29 cm có phải là tam giác vuông hay không?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tam giác có độ dài ba cạnh trong mỗi trường hợp sau có phải là tam giác vuông hay không?

a) 12 cm, 35 cm, 37 cm

b) 10 cm, 7 cm, 8 cm

c) 11 cm, 6 cm, 7 cm

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Vẽ tam giác ABC có \(AB = 3cm,AC = 4cm,BC = 5cm.\)

a) So sánh \(B{C^2}\) và \(A{B^2} + A{C^2}.\)

b) Dùng thước đo góc để xác định số đo góc \(BAC.\)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Bạn Phát giải bài toán: “Tam giác ABC với \(AB = 5,AC = 13,BC = 12\) có phải là tam giác vuông hay không?” như sau:

Ta có:

\(A{B^2} + A{C^2} = {5^2} + {13^2} = 25 + 169 = 191;\)

\(B{C^2} = {12^2} = 144\)

Vì \(191 \ne 144\)  nên \(A{B^2} + A{C^2} \ne B{C^2}\)

Vậy tam giác ABC không phải tam giác vuông.

Lời giải của Phát đúng hay sai? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Chứng minh tam giác EFG vuông trong các trường hợp sau:

a) \(FG = 12,EF = 35,EG = 37;\)

b) \(FG = 85,EF = 77,EG = 36;\)

c) \(FG = 12,EF = 13,EG = 5.\)

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Ba số nào sau đây không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác vuông?

A. 3; 4; 5.

B. 5; 12; 13.

C. 7; 24; 25.

D. 9; 40; 42.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Hình 4 mô tả một chiếc thước của người thợ sử dụng khi xây móng nhà để kiểm tra xem hai phần móng nhà có vuông góc với nhau hay không . Trên hình, ta đo được \(AB = 4dm\), \(AC = 3dm\) và \(BC = 5dm\). Em hãy giải thích vì sao hai cạnh của chiếc thước đó vuông góc với nhau.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Những bộ ba số đo nào dưới đây là độ dài ba cạnh của một tam giác vuông

a) 1cm, 1cm, 2cm

b) 2cm, 4cm, 20cm

c) 5cm, 4cm, 3cm

d) 2cm, 2cm, \(2\sqrt 2 \)cm

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Trong các bộ ba số đo dưới đây, đâu là số đo ba cạnh của một tam giác vuông?

A. 3 m; 5 m; 6 m

B. 6 m; 8 m; 10 m

C. 1 cm; 0,5 cm; 1,25 cm

D. 9 m; 16 m; 25 m. 

Xem lời giải >>