Trong văn bản Ra - ma buộc tội, qua hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta, em hiểu thế nào về quan niệm của người Ấn Độ cổ đại đối với mẫu người anh hùng lí tưởng và mẫu người phụ nữ lí tưởng? Theo em, quan niệm đó có còn phù hợp với ngày nay không? Tại sao?
Đọc đoạn trích Ra-ma buộc tội. Vận dụng kỹ năng đọc hiểu, áp dụng vào đoạn trích để tìm ra quan niệm của người Ấn Độ cổ đại đối với mẫu người anh hùng lí tưởng và mẫu người phụ nữ lí tưởng.
- Trong văn học Ấn Độ cổ đại:
+ Hình tượng người phụ nữ với những vẻ đẹp về hình thức, phẩm chất nhân cách bên trong như đức hạnh, tình yêu thương bao la đối với con người và cảnh vật, sự chung thủy, sự chịu đựng đáng trân trọng của người phụ nữ trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội (tôn giáo, đẳng cấp, hôn nhân) theo quan niệm của giáo lí. Với tất cả phẩm chất tốt đẹp, những người phụ nữ ấy xứng đáng được xem là “khuôn vàng thước ngọc”
+ Hình tượng người anh hùng lí tưởng: Nhân vật anh hùng về ngoại hình phần lớn thường có tầm vóc đẹp, có kích thước lớn lao. Ngoài tầm vóc mang kích thước vũ trụ, tiêu biểu cho sức mạnh thể chất - tinh thần của cộng đồng dân tộc, nhân vật anh hùng sử thi còn sáng ngời vẻ đẹp của đức hạnh, trí tuệ, tài năng và lòng dũng cảm. Trong sử thi Ramayana, nhân vật Ra-ma được xây dựng là người anh hùng “toàn diện toàn mỹ”, không chỉ đẹp về hình thức mà tài năng và đức hạnh của chàng cũng rực rỡ như các vì sao trên bầu trời.
- Theo em, quan niệm đó không còn phù hợp với ngày nay. Vì hiện tại người ta không còn đặt nặng về các chuẩn mực ấy nữa. Họ có những tiêu chuẩn riêng nhưng ở mức độ vừa phải và không yêu cầu quá cao về ngoại hình mà chú trọng đến hành động của họ.
Các bài tập cùng chuyên đề
Xác định phẩm chất của nhân vật chính được thể hiện qua lời nói, hành động trong văn bản Ra - ma buộc tội
Tìm hiểu cách miêu tả nhân vật trong văn bản Ra - ma buộc tội
Chú ý đến lời của người kể chuyện, giọng điệu kể chuyện trong văn bản Ra - ma buộc tội
Đọc phần chú thích để hiểu về các yếu tố văn hóa xoay quanh đoạn trích Ra - ma buộc tội
Hình dung bối cảnh Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trong Ra - ma buộc tội
Trong Ra - ma buộc tội, lời nói và tình cảm của Ra-ma có gì mâu thuẫn?
Trong Ra - ma buộc tội, tâm trạng của Xi-ta như thế nào?
Trong Ra - ma buộc tội, thái độ của Xi-ta khi bước lên giàn lửa có gì đặc biệt?
Văn bản Ra-ma buộc tội kể về sự kiện gì? Bối cảnh diễn ra sự kiện ấy như thế nào?
Nhân vật người anh hùng trong sử thi được miêu tả là đại diện cho cộng đồng, danh dự cộng đồng thường được đặt trên danh dự cá nhân. Điều đó được thể hiện trong đoạn trích Ra-ma buộc tội như thế nào?
Qua hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta trong Ra - ma buộc tội, em hiểu thế nào về quan niệm của người Ấn Độ cổ đại đối với mẫu người anh hùng lí tưởng và mẫu người phụ nữ lí tưởng? Theo em, quan niệm đó có còn phù hợp với ngày nay không? Tại sao?
Từ đoạn trích Ra-ma buộc tội, hãy liên hệ với đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để chỉ ra điểm khác biệt của nhân vật anh hùng trong sử thi và thần thoại?
Theo đoạn trích Ra - ma buộc tội, sau chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp nhau trong bối cảnh nào?
Trong văn bản Ra - ma buộc tội, khi nói lời ruồng bỏ Xi-ta, Ra-ma chủ yếu đứng trên cương vị nào?
Trong văn bản Ra - ma buộc tội, nhân vật Xi-ta được miêu tả qua những phương diện nào?
Trong văn bản Ra - ma buộc tội, tâm trạng của Xi-ta được miêu tả như thế nào trước những lời buộc tội của Ra-ma?
Đọc văn bản Ra - ma buộc tội và cho biết điểm giống nhau giữa nhân vật Ra-ma và Đăm Săn là gì?
Trong Ra - ma buộc tội, đặc điểm gì trong tính cách khiến nhân vật Ra-ma gần với con người đời thường?
Đọc văn bản Ra - ma buộc tội và chỉ ra điểm khác nhau giữa nhân vật Ra-ma và Đăm Săn?
Theo em thông điệp của đoạn trích Ra-ma buộc tội là gì?
Từ đoạn trích Ra-ma buộc tội, hãy liên hệ với đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để chỉ ra điểm khác biệt của nhân vật anh hùng trong sử thi và thần thoại?
Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu bên dưới:
a. Xác định đề tài và đặt nhan đề cho văn bản?
c. Điểm giống nhau giữa các nhân vật Xing Nhã, Đăm Săn, Ra-ma là gì?
Ra-ma đã buộc tội Gia-na-ki bằng những lí lẽ nào? Lời buộc tội của Ra-ma liệu có mâu thuẫn với hành động xả thân để giải cứu Gia-na-ki trước đó của chàng hay không? Vì sao?
Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của Ra-ma trong Ra - ma buộc tội. Những chi tiết đó liệu có mâu thuẫn với lời buộc tội của chàng hay không? Vì sao?
Tình huống được miêu tả trong phần đầu của văn bản Ra - ma buộc tội là gì? Tình huống đó có vai trò như thế nào trong việc bộc lộ phẩm chất của các nhân vật?
Tìm các chi tiết miêu tả tâm trạng của Gia-na-ki trước lời buộc tội của Ra-ma trong Ra - ma buộc tội. Bạn nhận xét như thế nào về cách miêu tả tâm lí nhân vật trong đoạn trích?
Trong Ra - ma buộc tội, Gia-na-ki đã sử dụng những lí lẽ gì để thuyết phục Ra-ma? Qua những lí lẽ đó, bạn nhận ra phẩm chất gì của nhân vật?