Trong Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, khi soạn bài văn bia, tác giả Thân Nhân Trung nhằm đến đối tượng tiếp nhận chính nào? Hãy nêu những căn cứ mà bạn dựa vào đó để giải đáp vấn đề này.
Đọc lại văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia trong SGK Ngữ văn 10, tập 1, tr.74-75.
Các đối tượng tiếp nhận chính mà tác giả Thân Nhân Trung nhắm đến khi soạn bài văn bia:
- Vua Lê Thánh Tông – người đã ban lệnh cho tác giả viết bài kí đề danh (văn bia).
- Những người đỗ đại khoa qua các kì thi, được ghi danh trên bia đá ở Quốc Tử Giám.
- Tất cả kẻ sĩ và những “ai xem bia, nghĩa là những người có mối quan tâm đến chủ trương phát triển văn hoá - giáo dục của triều đình, đến con đường phát triển của đất nước và nuôi hoài bão phò vua giúp nước.
Để xác định đối tượng chính được tác giả Thân Nhân Trung nghĩ đến đầu tiên, có thể dùng phép suy luận, nhưng suy luận đó phải có căn cứ trong văn bản. Khi bài kí để danh được viết theo uỷ thác thì trước hết tác giả phải nghĩ tới người uỷ thác (ở đây là vua Lê Thánh Tông). Chính câu đầu trong văn bản cho biết điều đó. Tiếp theo, một khi nội dung bài kí mang tính chất rắn bảo, thì kẻ được rắn bảo phải hiện diện trong đầu của người viết, đó là những người đỗ tiến sĩ qua các kì thi được nhà nước tổ chức định kì. Nhiều câu trong văn bản, nhất là những câu có hình thức nghi vấn đều thể hiện điều này. Câu cuối cùng của văn bản thì nói thẳng về đối tượng “xem bia" ("Ai xem bia nên hiểu ý sâu này.”).
Các bài tập cùng chuyên đề
Bạn nghĩ gì khi nhìn thấy (trực tiếp hoặc qua phim ảnh) những hàng bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Bạn đã thấy, đã nghe câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ở đâu, trong hoàn cảnh nào?
Trong văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Các vị vua anh minh đã ban ân gì cho kẻ sĩ?
Trong Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, lí do chính của việc dựng bia là gì?
Tìm trong đoạn (2) của văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia những từ ngữ thể hiện thái độ trọng dụng hiền tài của “các đấng thánh đế minh vương”.
Trong văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia có một câu trực tiếp nói về mục đích của việc dựng bia ghi danh những người đỗ tiến sĩ. Bạn hãy cho biết đó là câu nào.
Xác định luận đề của văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia và cho biết vì sao bạn xác định như vậy.
Xét về nội dung, đoạn (3), có mối quan hệ như thế nào với đoạn (2) văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia?
Bạn hãy khái quát về nội dung đoạn (4) văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia và cho biết đoạn này đảm nhận chức năng gì trong mạch lập luận.
Khi viết bài văn bia, tác giả đã thể hiện ít nhất hai tư cách: một là của người truyền đạt “thánh ý”, hai là của kẻ sĩ được trọng dụng, thường suy nghĩ về việc báo đáp. Việc thống nhất hai tư cách đó đã chi phối như thế nào đến cách triển khai luận điểm của tác giả?
Đọc văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, tìm một vài dẫn chứng lịch sử (qua những gì đã học và tìm hiểu thêm) để làm sáng tỏ nhận định sau đây của tác giả bài văn bia: “Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.”
Qua việc đọc văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, bạn hiểu gì về tầm quan trọng của việc xác định mục đích viết và bày tỏ quan điểm của người viết trong văn nghị luận?
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài.
Theo bạn, những thông tin nào về bối cảnh, điều kiện ra đời của văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia được nêu trong SGK cần được đặc biệt chú ý? Tại sao bạn lại xác định như vậy?
Dựa vào văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, hãy liệt kê theo mức độ tăng tiến những việc làm chứng tỏ các “đấng thánh đế minh vương” đã “quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng”.
Trong Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, tác giả đã nói như thế nào về tác dụng của việc dựng bia vinh danh những người đỗ đại khoa?
Liệt kê các từ ngữ chỉ vua chúa và nhận xét về quy ước xưng hô được thể hiện trong văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Lưu ý: bản dịch đã dùng lại đúng các từ ngữ chỉ vua chúa trong nguyên tác).
Chỉ ra nét khác biệt về nghĩa giữa ba câu sau:
- Hiền tài là báu vật của quốc gia.
- Hiền tài là vốn quý của quốc gia.
- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
Theo bạn, từng câu văn trên trong Hiền tài là nguyên khí của quốc gia được dùng trong những ngữ cảnh nào thì phù hợp?