Đề bài

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài.

Phương pháp giải

- Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.

- Ôn lại kiến thức viết đoạn văn nghị luận.

- Viết đoạn văn theo yêu cầu đề bài.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Trần Nhân Trung từng nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Quốc gia hưng hay thịnh phụ thuộc vào tư tưởng, trí tuệ của hiền tài, bởi vậy mà việc trọng dụng hiền tài là rất cần thiết. Hiền tài là những con người có học thức, có trí tuệ, giỏi giang hơn người khác và quan trọng là có nhân cách tốt đẹp. Người vừa có tài, có khả năng hoàn thành mọi công việc; vừa có đức, có phẩm chất đạo đức biết sống hết mình vì mọi người, biết cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,… mới là hiền tài chân chính, là người được quốc gia trọng dụng, đưa đất nước phát triển về mọi mặt. Việc trọng dụng nhân tài, hiền tài là không thể thiếu trong quá trình dựng nước và giữ nước. Từ xưa các bậc đế vương đã biết kêu gọi hiền tài, đề ra những chính sách hấp dẫn nhân tài, đưa ra những ích lợi, phần thưởng cho hiền tài và Hồ chủ tịch cũng đã bao lần kêu gọi hiền tài góp sức cho đất nước trong các cuộc kháng chiến, đề cao việc trọng dụng hiền tài. Dưới sự kêu gọi của Người, rất nhiều những nhân tài, hiền tài đã đứng lên đóng góp tài năng và trí tuệ của mình: các bậc trí thức tân tiến tài giỏi như Vũ Đình Tụng, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám, Trần Văn Giàu, … Dưới sự đóng góp của họ, đất nước ta đã chiến thắng các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ, đất nước tiến dần với nền độc lập, hòa bình. Nếu hiền tài không được kêu gọi, không được trọng dụng thì đất nước sẽ không thể tiến lên, không có sự hưng thịnh như ngày nay. Vì vậy, noi theo tấm gương của các bậc đế vương và Hồ chủ tịch, Đảng và Nhà nước ta hiện nay vấn đề cao vai trò của việc trọng dụng hiền tài, kêu gọi hiền tài đóng góp công sức cho đất nước mình.

Cách 2

Dù ở bất kì giai đoạn nào của lịch sử, trọng dụng người tài vẫn luôn là việc cần thiết. Hiền tài là những con người có học thức, trí tuệ, giỏi giang hơn người và nhân cách tốt đẹp. Trọng dụng người tài không chỉ có ý nghĩa với bản thân người đó mà còn đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia, dân tộc. Từ xưa đến nay, nhờ có những bậc hiền tài như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh,.... chúng ta mới được sống trong một đất nước hoà bình, thịnh vượng như hiện tại. Nếu không có tri thức và không biết vận dụng tri thức một cách đúng đắn, con người và xã hội sẽ không thể phát triển. Những người tài giỏi luôn biết đưa ra những phương án, cách giải quyết hiệu quả, có được những phương pháp tối ưu, thúc đẩy sự  phát triển của xã hội. Không những thế, họ còn có khả năng nắm bắt thời thế, tiếp thu những xu hướng và sáng tạo ra những cái mới. Vì vậy, trọng dụng người tài vừa giúp họ cảm thấy được tôn trọng mà ra sức cống hiến, vừa là tấm gương, động lực để những người khác cùng noi theo.  

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 : Tóm tắt văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Bạn nghĩ gì khi nhìn thấy (trực tiếp hoặc qua phim ảnh) những hàng bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Bạn đã thấy, đã nghe câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ở đâu, trong hoàn cảnh nào?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Trong văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Các vị vua anh minh đã ban ân gì cho kẻ sĩ?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, lí do chính của việc dựng bia là gì?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tìm trong đoạn (2) của văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia những từ ngữ thể hiện thái độ trọng dụng hiền tài của “các đấng thánh đế minh vương”.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trong văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia có một câu trực tiếp nói về mục đích của việc dựng bia ghi danh những người đỗ tiến sĩ. Bạn hãy cho biết đó là câu nào.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Xác định luận đề của văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia và cho biết vì sao bạn xác định như vậy.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Xét về nội dung, đoạn (3), có mối quan hệ như thế nào với đoạn (2) văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Bạn hãy khái quát về nội dung đoạn (4) văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia và cho biết đoạn này đảm nhận chức năng gì trong mạch lập luận.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Khi viết bài văn bia, tác giả đã thể hiện ít nhất hai tư cách: một là của người truyền đạt “thánh ý”, hai là của kẻ sĩ được trọng dụng, thường suy nghĩ về việc báo đáp. Việc thống nhất hai tư cách đó đã chi phối như thế nào đến cách triển khai luận điểm của tác giả?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Đọc văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, tìm một vài dẫn chứng lịch sử (qua những gì đã học và tìm hiểu thêm) để làm sáng tỏ nhận định sau đây của tác giả bài văn bia: “Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.”

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Qua việc đọc văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, bạn hiểu gì về tầm quan trọng của việc xác định mục đích viết và bày tỏ quan điểm của người viết trong văn nghị luận?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Theo bạn, những thông tin nào về bối cảnh, điều kiện ra đời của văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia được nêu trong SGK cần được đặc biệt chú ý? Tại sao bạn lại xác định như vậy?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Dựa vào văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, hãy liệt kê theo mức độ tăng tiến những việc làm chứng tỏ các “đấng thánh đế minh vương” đã “quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng”.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Trong Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, tác giả đã nói như thế nào về tác dụng của việc dựng bia vinh danh những người đỗ đại khoa?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Trong Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, khi soạn bài văn bia, tác giả Thân Nhân Trung nhằm đến đối tượng tiếp nhận chính nào? Hãy nêu những căn cứ mà bạn dựa vào đó để giải đáp vấn đề này.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Liệt kê các từ ngữ chỉ vua chúa và nhận xét về quy ước xưng hô được thể hiện trong văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Lưu ý: bản dịch đã dùng lại đúng các từ ngữ chỉ vua chúa trong nguyên tác).

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Chỉ ra nét khác biệt về nghĩa giữa ba câu sau:

- Hiền tài là báu vật của quốc gia.

- Hiền tài là vốn quý của quốc gia. 

- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

Theo bạn, từng câu văn trên trong Hiền tài là nguyên khí của quốc gia được dùng trong những ngữ cảnh nào thì phù hợp?

Xem lời giải >>