Đề bài

Nhập vai nhân vật Đỗ con trong truyện Câu chuyện còn giấu kín trong lớp vỏ để kể lại cho những hạt đỗ khác nghe về trải nghiệm của nhân vật sau khi đã trở thành một cây đỗ xanh tốt ở góc sân.

Phương pháp giải

Nắm bắt sự việc chính và kể chuyện

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về cuộc hành trình thay đổi bản thân. Từ một kẻ nhút nhát, sợ sệt với mọi thứ bên ngoài, tôi đã trở nên mạnh mẽ, dám thử thách, dám thay đổi và dám đương đầu.

Câu chuyện bắt đầu trong lúc tôi còn là một hạt đỗ rụt rè, nhút nhát đang nằm cùng các bạn trong chiếc lọ thủy tinh.

Cô bé lục lọi trong hộp đồ chơi một lúc rồi reo lên:

- A! Đây rồi! Đây rồi! Vân ơi!

- Đâu? Đâu? Có bị mọt không?

- Không, chỉ hơi quắt lại một tí thôi!

Cô bé chạy đến bên chú bé, sẽ rướn người lên, đưa bàn tay nhỏ xinh ra đỡ lấy mấy hạt nhỏ màu đen từ trong tay anh. Cô bé khum khum bàn tay lại như một cánh hoa sen, thận trọng, khẽ khàng đưa ra phía ánh sáng. Cô bé thấy tôi và những hạt đỗ khác trong hộp, màu đen như than, ở giữa có đốm trắng nằm gọn trong bàn tay hồng hồng của cô bé. Cô bé xuýt xoa:

  • Chúng chỉ hơi hẻo đi thôi anh Dũng nhỉ. Ta đem gieo ở góc sân kia anh ạ.

Mấy hạt đỗ trong lòng bàn tay cô bé lăn qua lăn lại. Cô bé rụt cổ, nắm nhanh bàn tay lại, sợ đỗ vãi tung ra sàn nhà. Nhưng rồi cũng không tránh khỏi vương vãi. Tôi và những hạt đỗ khác rơi xuống sàn nhà lách cách, rơi vào hộp đồ chơi lanh canh. Cô bé quỳ thụp xuống, luống cuống tìm chúng tôi. Cô chăm chú tìm. Mỗi khi thấy một hạt, cô bé lại khẽ reo lên mừng rỡ. Một lúc sau, cô bé hớn hở đưa cho anh nắm hạt đỗ. Cô bé tưởng đã tìm thấy hết những hạt rơi vãi. Nhưng không, tôi đã trốn trong chiếc lọ thủy tinh nên cô bé không tìm thấy, cô bé nhận ra đã để sót một hạt nằm lọt thỏm trong chiếc lọ thuỷ tỉnh nơi góc hộp đồ chơi. 

Tôi nằm lọt thỏm trong lọ thủy tỉnh kia không phải là vô tình mà là cố ý. Tôi đang ẩn nấp trước con mắt tìm kiếm của cô bé. Ngày trước, khi còn nằm trong quả đỗ, tôi cũng đã từng chịu mưa chịu nắng, suốt ngày này sang đêm khác phơi mình trên giàn. Nhưng gần một năm nay, nằm yên trong góc hộp đồ chơi, tôi đâm ra ngại sương gió. Nhiều đêm nằm nghe gió rú rít bên ngoài, mưa quật rát rạt vào mái ngói, tôi thấy ngại ghê! Tôi cảm thấy nơi góc hộp đồ chơi mà tôi trú ngụ thật đúng là một tổ ấm, mưa không ướt vỏ, nắng không rát mình. Tôi cứ muốn sống ung dung nhàn nhã như thế cho đến hết đời. Thỉnh thoảng thấy cô bé mang hộp đồ chơi ra kiểm lại “mặt hàng” của mình, Tôi lại giật mình thon thót. Tôi rất sợ phải chuyên đi sống ở bất kì một chỗ nào khác. Lúc cô bé nói: '“Ta đem gieo ở góc sân...” tôi liền co rúm người lại.

`Tôi nghĩ đến cảnh phải nằm trong đất lạnh, những trận mưa xối xả, những cơn gió tê buốt, những ngày nắng gay gắt,... Thừa lúc cô bé đưa tay ra phía cửa, tôi liền xô đây các bạn, chạy trốn. Tôi nhảy phóc vào chiếc lọ thuỷ tinh rồi nằm im thin thít. Chao ôi, tôi đã phải sống những giờ phút phấp phỏng, hồi hộp, người lạnh rồi lại nóng, nóng rồi lại lạnh, đầu óc chao đi đảo lại thật khổ sở vô cùng. “Nhưng thế là mình thoát!”. Tôi mỉm cười thú vị nghĩ rằng mình sẽ sống yên tĩnh như thế mãi mãi.

Những bạn khác được gieo xuống góc sân. Hai anh em cô bé đã lụi hụi bẩy mấy viên gạch ở đó lên, mượn chiếc cuốc xới đất tơi ra như bột, như tro. Không ngờ đất ở đây lại tốt đến thế. Cứ đen và anh ánh nhìn thật thích mắt. Vùi những hạt đỗ xuống rồi, cô bé lấy nước vậy đều một lượt. Đất ngấm nước rào rạo, rào rạo. Các bạn khác trong đất ấm, thấy trong người rạo rực, râm ran cảm giác của sự sinh nở. Ngày này tiếp sang ngày khác, tôi thấy các bạn đỗ khác phồng to lên, nứt cái vỏ và nảy những cái mầm mập mạp, ban đầu thì trắng, ngả dần sang vàng và cuối cùng có màu xanh rắt nõn, rất trong, tưởng bám vào là nhựa sẽ ròng ròng chảy mãi không hết. Hai nửa hạt đỗ tách ngả ra hé lộ chiếc lá đầu tiên còn gấp nếp như lim dim ngỡ ngàng dưới ánh nắng trời. Rồi chiếc lá từ từ xòe nở, rõ ra hình xẻ ba như chân vịt. Chiếc lá thứ nhất... Chiếc lá thứ hai... Chiếc lá thứ ba... Cho đến chiếc lá thứ năm, thứ sảu thì đã ra dáng một cây leo thật sự, dáng thanh mảnh, lả lướt, ngọn vươn dài lúc nào cũng lắc la lắc lư đung đưa như tìm kiếm một cái gì.

Từ khi những cây đỗ mọc lên, góc sân khác hẳn trước. Trẻ em đến nhiều hơn, lúc nào cũng rộn rã tiếng cười đùa, bàn tán. Đứa nhận cây này của mình, đứa nhận cây kia của mình. Đứa lấy que rào cắm cho đỗ leo, đứa bắt muội cho cây,... Mảnh sân ngày trước khô không khốc, toàn những gạch nhẵn bóng thì nay bắt đầu đã có tiếng lá non loạt soạt. Ngày trước chỉ có chim sẻ chành chọe cãi nhau trên nóc nhà thì nay lần đầu tiên trong hàng chục năm từ khi có mảnh sân nhỏ, đã có bóng vài ba chú chim sâu thấy bóng cây xanh liên sà xuống đậu. Trong tiếng gió loạt soạt, có thể nghe thấy tiếng những ngọn cây khoe với nhau:

- Ô! Em đã vươn lên tới nóc nhà rồi! Trong hốc tường kia có tổ chim sẻ, có hai quả trứng bé tí xíu!

- Em đã ló lên bờ tường rồi! Nhà bên kia có đàn gà con đông vui quá! Đây! Đây! Một chú gà con nhảy lên lưng mẹ, trượt chân ngã bổ chửng...

- Những cậu bé, cô bé ở nhà bên cạnh chạy sang chơi dưới bóng mát của chúng ta! Họ kéo theo cả chiếc ô tô nhựa màu đỏ và bế theo một cô búp bê to gần bằng em bé mới sinh...

- Ôi! Mưa! Mưa! Những hạt mưa lạnh buốt, thích quá! Thích quá!

- Em bắt đầu thấy nụ hoa cựa quậy dưới nhánh lá rồi!

Lăn mình vào trong đất, tắm trong mưa nắng bão giông, những hạt đỗ dũng cảm kia lớn lên. Riêng tôi, ngại nắng ngại gió vẫn nắm trong chiếc lọ thuỷ tinh, chẳng lớn thêm chút nào mà có phân còn héo hắt quắt queo hơn trước. Nằm trong lọ, nghe bạn bè hớn hở kề những niềm vui của mình, hạt đỗ buồn lắm. “Giá mình cũng sống dũng cảm như mọi người... Bây giờ thì muộn rồi. Họ đã là những cây đỗ mập mạp, còn mình thì vẫn chỉ là một hạt đỗ quắt queo”. Tôi rấm rứt khóc.

Nghe thấy tiếng khóc, một ngọn cây khẽ thì thào với cây bên cạnh:

- Ai khóc thế nhỉ? Trăng sáng thế này, gió mát thế này mà lại khóc!

- Lặng yên! Lặng yên! Các bạn đừng sột soạt nữa để nghe xem ai khóc? Những cây đỗ ngưng trò chuyện, lá cành im phắc. Một cây tò mò vươn ngọn đến bên cửa sổ, lắc la lắc lư nhòm ngó, lắng nghe. Dưới ánh sáng xanh dịu, nó trông thấy hạt đỗ trong lọ thủy tinh. Nheo nheo con mắt lá quan sát một chặp rồi nó reo lên:

- Ô, đỗ con! Đỗ con, các cậu ơi!

- Đỗ con nào?

- Đỗ con ngày trước ở cùng chúng mình ấy! Cái hồi đem gieo cứ nháo nhác lên là cậu ấy đi đâu mất tích, bây giờ cậu ấy lại về đây này!

- Đâu? Đâu?

Những cây đỗ xôn xao hẳn lên, đua nhau vươn người nhòm qua cửa sổ. Khi trông thấy hạt đỗ, chúng nhao nhao:

- A! Chào Đỗ con nhé! Chào Đỗ con nhé! Đi đâu mà mất tăm mất tích thế? Bọn mình rất nhớ.

Trước cử chỉ vồn vã ân cần của bạn bè, mặc dù rất ngượng, nhưng tôi cũng thành thật kể hết lỗi lầm của mình. Tôi tỏ ra ân hận và bối rối không biết bây giờ nên sống như thế nào. Có lẽ chẳng bao giờ tôi có được niềm hạnh phúc như bạn bè. Các bạn khác ũ rũ, tỏ vẻ ái ngại thay cho tôi.

Làn gió thoảng qua, mang theo hương thơm của lá và hoa. Thấy các cây đỗ buồn bã, lá cành rầu rĩ, Gió hỏi:

- Làm sao mà ỉu xìu thể hở các bạn đỗ? Mọi khi tôi đến, các bạn vồn vã hớn hở lắm kia mà?

- Chúng tôi đang có chuyện buồn! Không thể nào vui được khi bạn mình đang có chuyện buồn!

- Chuyện gì vậy?

- Chuyện buồn lắm Gió ạ. Có một hạt đỗ, bạn cũ của chúng tôi…

Những cây đỗ đua nhau kể cho Gió nghe về nỗi băn khoăn của bạn mình. Nghe chưa dứt câu chuyện, Gió đã cười lớn:

- Trời ơi! Có thế mà các bạn cũng phải quá lo lắng! Khó gì đâu! Hạt đỗ ơi, đừng buồn nữa! Biết ân hận như thế là tốt đấy. Vẫn còn kịp, Đỗ con ạ. Chú cứ lăn vào lòng đất, chịu nắng, chịu mưa, rồi chú cũng sẽ thành một cây đỗ lực lưỡng, chú sẽ được hưởng mọi niềm vui như bạn bè chú. Tất cả cuộc đời là còn ở phía trước. Tất cả mọi điều kì diệu vẫn còn ẩn giấu trong lớp vỏ, giống như những câu chuyện cổ tích hay vẫn còn ẩn giấu trong trí nhớ của người bà chưa được mang ra kế. Hãy mở lòng mình ra! Hãy mở lòng mình ra! Để tôi giúp chú nhé? Nào, bắt đầu! 

Gió ào vào phòng, thổi xoáy vào hộp đồ chơi làm đổ chiếc lọ thuỷ tỉnh. Tôi nhân đó nhảy phóc xuống sàn. Gió giúp tôi lăn nhanh hơn, đến bên các bạn. Vừa chạm vào đất ẩm, tôi khẽ rùng mình. Nhưng cái cảm giác ớn lạnh ấy qua đi rất nhanh. Hơi đất truyền sang cho tôi một sức mạnh kì lạ. Tôi cảm thấy rõ rệt là mình đang phập phồng thở, vỏ mềm đi và căng ra, người mình nở nang hơn…

Tôi ngây ngấy thở hương đất và hương trời. Xung quanh tôi, các bạn bảo nhau cùng chia vui với tôi, vẫy vẫy những bàn tay lá reo mừng...Tôi vui lắm.

     Thế là từ một hạt đỗ nhút nhát, tôi đã vượt lên được chính mình. Các bạn cũng vậy, hãy dũng cảm lên, thay đổi bản thân, nhận ra những thiếu sót và có cách nghĩ, cách sống lạc quan hơn, mạnh mẽ hơn.

Loigiaihay.com

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Trình bày các bước thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có một giải pháp thống nhất.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Chuẩn bị ý kiến và tham gia buổi thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần tìm giải pháp thống nhất cho một trong các đề tài dưới đây:

- Cần làm gì để hình thành thói quen đọc sách?

- Trình bày một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập.

- Nêu những phương pháp hiệu quả để hoàn thành việc học bài, làm bài trước khi đến lớp.

-Học môn Ngữ văn thế nào cho hiệu quả?

-Bạn có thể làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong trường học?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Hãy kể lại một chuyến đi chơi đáng nhớ của em

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Theo em, việc kể lại một truyện cổ tích bằng cách viết và bằng cách nói có gì khác nhau không? Nếu có, những điểm khác đó là gì? Từ những điểm khác đó, em rút ra được kinh nghiệm gì cho bài nói của mình?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có nhiều truyện về người mang lốt vật. Em hãy chọn một truyện để kể cho các bạn trong lớp nghe.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hoàn thành phiếu ghi chú để chuẩn bị nội dung nói theo gợi dẫn.

Phiếu ghi chú

* Trải nghiệm đáng nhớ:

* Thời gian:

* Địa điểm:

* Nhân vật:

* Sự việc:

* Cảm xúc:

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nếu có một người bạn nước ngoài muốn tìm hiểu về thơ lục bát, em sẽ nói gì với bạn ấy?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Em hãy điền vào bảng sau những điểm giống và khác nhau giữa bài viết kể lại một trải nghiệm của bản thân và kể lại bằng lời trải nghiệm của bản thân:

 

Bài viết kể lại một trải nghiệm

Kể lại bằng lời một trải nghiệm

Giống nhau

 

Khác nhau

 

 

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trình bày cảm nghĩ của em về bài thơ Trường hoa của Ta-go.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình sau khi đọc bài thơ Cái cầu của Phạm Tiến Duật.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Việc trình bày về một cảnh sinh hoạt cần thực hiện theo mấy bước? Là những bước nào?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trình bày về một cảnh sinh hoạt mà em có dịp quan sát hoặc tham dự.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Giải thích ý nghĩa của các bước trong quy trình tóm tắt nội dung trình bày của người khác.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Thuyết trình trước lớp về một bài học gợi ra từ truyện Ăn trộm táo.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Dựa vào trải nghiệm của bản thân và các văn bản đã học như Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em hãy đề xuất một vấn đề trong đời sống gia đình để trình bày ý kiến.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Điền thông tin vào chỗ trống để hoàn thành đề cương của bài nói:

a. Mở đầu: Giới thiệu vấn đề em dự kiến trình bày (nên là vấn đề em đã trải nghiệm, có nhiều cảm xúc và suy nghĩ).

b. Nội dung chính: Tập trung vào những điểm cốt lõi trong bài trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình.

- Giải thích cụ thể vấn đề đó là gì. Các biểu hiện cụ thể của vấn đề:

- Tác động của vấn đề tới mỗi thành viên trong gia đình:

- Ý kiến nhận xét, đánh giá của em về vấn đề:

- Mong muốn và cách em đã làm để giải quyết vấn đề:

c. Kết thúc: Nêu ý nghĩa của vấn đề và cách ứng xử thích hợp mà em đã lựa chọn cho gia đình.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Để buổi thảo luận về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất diễn ra thành công, theo em, nhóm cũng như bản thân mỗi thành viên cần chuẩn bị những gì?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Câu lạc bộ văn học của trường em đang chuẩn bị tổ chức Hội thơ. Tuần này, câu lạc bộ sẽ họp để bàn về các tiêu chí đánh giá các bài dự thi, trong đó có bàn về tiêu chí đánh giá một đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ hay. Em là một thành viên trong câu lạc bộ. Em hãy chuẩn bị để trình bày ý kiến của mình.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Khi trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống, việc tóm tắt các ý dưới dạng dàn ý hoặc sơ đồ có tác dụng gì?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Trong khi trình bày ý kiến trước tập thể, em cần chú ý điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Khi trao đổi với phản hồi của người nghe về bài nói của mình, em cần chú ý điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Chuẩn bị bài nói theo đề tài sau:

Trong tiết sinh hoạt đầu tuần, lớp em sẽ tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: Có nên chơi gảm online hay không? Em hãy chuẩn bị bài nói để trình bày ý kiến của mình trước lớp.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Hãy kể lại một lần em giúp đỡ người khác hay được người khác giúp đỡ.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Xác định câu trả lời đúng - sai trong bảng sau:

Yêu cầu của kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân

Câu trả lời

Đúng

Sai

Câu chuyện có đủ ba phần: giới thiệu, nội dung và kết thúc

Câu chuyện kể về trải nghiệm của người nói

Câu chuyện được giới thiệu rõ ràng về (các) nhân vật, không gian, thời gian xảy ra và được kể theo ngôi thứ nhất

Thể hiện được ý kiến, lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người nghe

Các sự việc được kể theo trình tự hợp lí, làm nổi bật những tình cảm, cảm xúc giúp tâm hồn người trải nghiệm phong phú hơn

Kết hợp kể, tả và biểu cảm khi kể

Người trình bày ghi nhận và phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, lí lẽ phản biện của khán giả

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Dựa vào bài viết, em hãy chia sẻ với các bạn trải nghiệm của em về việc em đã giúp đỡ ai đó hoặc được ai đó giúp đỡ khi gặp khó khăn ở ngoài đường phố.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Tại sao khi tóm tắt ý kiến của người khác, ta nên tóm lược các ý chính dưới dạng từ, cụm từ và dùng các kí hiệu như các số thứ tự, gạch đầu dòng... để thể hiện các ý được tóm tắt?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Giải thích tác dụng của việc xác định với người nói về nội dung ta vừa tóm tắt 

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Chọn một số bài báo có sử dụng hình ảnh trên báo Tuổi trẻ Online và nhận xét về tác dụng của việc sử dụng các hình ảnh đó trong việc biểu đạt thông tin của VB

Xem lời giải >>
Bài 29 :

- Đề cương nội dung kể: 

- Giới thiệu chung về truyền thuyết sẽ kể và lí do lựa chọn: 

- Câu mở đầu: 

- Sơ đồ hóa cốt truyện: 

- Những chi tiết và lời thoại đặc biệt cần phải nhớ: 

- Lưu ý về giọng điệu kể phù hợp: 

- Lưu ý về phương tiện phi ngôn ngữ cần hoặc có thể sử dụng: 

- Kết thúc: 

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Hãy đọc diễn cảm những đoạn thơ lục bát mà em đã hoàn thiện ở bài tập 1 phần Viết.

Xem lời giải >>