Đề bài

Trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học có rất nhiều tấm gương thiếu niên dũng cảm như nhân vật Lượm; hãy viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết.

Phương pháp giải

Em tự chọn các nhân vật đã liệt kê ở phần Chuẩn bị, từ đó viết thành đoạn văn ngắn giới thiệu về nhân vật.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Mỗi khi nhắc tới Côn Đảo người ta không thể không nhắc tới tên tuổi Võ Thị Sáu - những người chết còn trẻ mãi. Nhiều thế hệ cả nước đều gọi chị bằng hai tiếng rất gần gũi, thân thương là “Chị Sáu”. Chị tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi và bị bắt ra Côn Đảo. Hình ảnh chị ra pháp trường với vụ cười và tiếng hát trên môi là hình ảnh sống mãi trong lòng chúng ta.

Cách 2

Lê Văn Tám là mối thiếu niên anh hùng trong thời kì chiến tranh Đông Dương của Việt Nam. Cậu được biết đến với chiến tích nổi bật là đã cảm tử châm lửa để phá hủy một kho đạn của quân Pháp. Sau chiến tranh, hình ảnh Lê Văn Tám được coi là một biểu tượng anh hùng cách mạng – tấm gương của một thiếu niên anh hùng dân tộc, đã xả thân vì nghiệp lớn giải phóng dân tộc.

Cách 3

 Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền. Anh là người dân tộc Nùng. Anh là một trong năm thành viên đầu tiên, cũng như là đội trưởng của Đội Nhi đồng cứu quốc. Kim Đồng đã cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần nọ, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp tới, anh đã nhanh trí đánh lạc hướng chúng, đồng thời phát tín hiệu cho cán bộ rút lui an toàn. Anh đã anh dũng hy sinh. Năm 1997, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính của văn bản Lượm là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Xem lại mục Chuẩn bị trong bài Đêm nay Bác không ngủ để vận dụng vào đọc hiểu văn bản Lượm

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Đọc trước bài thơ Lượm, tìm hiểu thêm về tác giả Tố Hữu và hoàn cảnh ra đời của bài thơ này.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tìm hiểu một số nhân vật thiếu niên dũng cảm đã được nói tới trong các câu chuyện lịch sử và văn học.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Chú ý cách ngắt nhịp và biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất bài thơ Lượm.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ láy trong các dòng thơ 5-8 bài thơ Lượm.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong các dòng thơ 10-12 bài thơ Lượm

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Ngoại hình và tính cách của chú bé liên lạc được thể hiện qua các bức tranh minh họa trong bài thơ Lượm thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Khổ thơ (dòng 25-26) có gì đặc biệt so với các khổ khác trong bài thơ Lượm?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cách ngắt nhịp trong khổ thơ (dòng 39-42) bài thơ Lượm có gì đặc biệt?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Câu hỏi ở dòng 47 bài thơ Lượm có ý nghĩa gì?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Kể lại câu chuyện trong bài thơ Lượm dựa theo trật tự thời gian (khoảng 10 dòng).

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Đọc các khổ thơ: 2, 3, 4, 5, lập bảng sau vào vở và điền các chỉ tiết miêu tả Lượm phù hợp vào các cột.

Trang phục

 

Hình dáng

 

Cử chỉ hành động

 

Lời nói

 

Trong các chi tiết tác giả đã dùng để miêu tả nhân vật Lượm, em thấy thú vị với chi tiết nào nhất? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Theo em, tại sao các dòng thơ 25, 26, 47 trong bài thơ Lượm được tách ra thành những khổ thơ riêng?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Trong tác phẩm Lượm, tác giả gọi Lượm bằng nhiều từ ngữ xưng hô khác nhau. Hãy tìm và cho biết mỗi từ ngữ đó thể hiện thái độ và tình cảm gì?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Bài thơ Lượm kết thúc bằng việc lặp lại những dòng thơ miêu tả hình ảnh Lượm vẫn như ngày đầu có ý nghĩa gì?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Trong bài Đêm nay Bác không ngủ, em đã biết yếu tố miêu tả trong bài thơ thường được thể hiện bằng những biện pháp nghệ thuật nào?

Xác định những biện pháp miêu tả đó trong những dòng thơ sau:

       Chú bé loắt choắt

      Cái xắc xinh xinh

           Cái chân thoăn thoắt

               Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

         Mồm huýt sáo vang

        Như con chim chích

             Nhảy trên đường vàng.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Nêu tác dụng của các biện pháp miêu tả trong 8 dòng thơ đã trích ở bài tập 1.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Theo em, bài thơ Lượm có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Theo em, tại sao các dòng thơ 25, 26, 47 bài thơ Lượm được tách ra thành những khổ thơ riêng?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Bài thơ Lượm kết thúc bằng việc lặp lại những dòng thơ miêu tả hình ảnh Lượm vẫn như ngày đầu có ý nghĩa gì?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học có rất nhiều tấm gương thiếu niên dũng cảm như nhân vật Lượm.

Hãy viết 3 – 4 dòng giới thiệu về một người mà em biết.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Tìm một số thông tin về tác giả Tố Hữu và hoàn cảnh ra đời bài thơ Lượm để hiểu thêm nội dung bài thơ Lượm.

Xem lời giải >>