Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn của bản thân em khi thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp.
Chia sẻ những khó khăn và thuận lợi của bản thân em khi thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp:
+ Thuận lợi:
- Trong học tập: thuận lợi khi trao đổi học tập với bạn bè như thế nào? Sở thích, mục tiêu các bạn có giống em không? Điều đó đem đến hiệu quả trong học tập như nào?
- Trong giao tiếp: tính cách và tư duy của em có mang lại thuận lợi trong giao tiếp hay không? Mọi người xung quanh có cách giao tiếp thế nào? Ảnh hưởng như thế nào đến cuộc giao tiếp?
+ Khó khăn:
- Trong học tập: việc giao tiếp, học nhóm, chủ động với nhau quá nhiều có mang đến tác hại gì không?
- Trong giao tiếp: nếu quá cởi mở, việc ứng xử của em trong các tình huống có tinh tế hay chưa? Mọi người xung quanh có thái độ như thế nào trong giao tiếp?
Những thuận lợi và khó khăn của bản thân em khi thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp.
+ Thuận lợi:
- Trong học tập: do cùng lứa tuổi, thế hệ nên việc giao tiếp, hỏi bài và chia sẻ các câu chuyện học tập với bạn bè trở nên dễ dàng hơn; một số người bạn có chung sở thích và phương pháp học tập giống em; khi không hiểu bài em cũng như các bạn đều chủ động trao đổi với nhau về bài tập…
- Trong giao tiếp: là một người có tính cách cởi mở, tư duy thoáng nên việc giao tiếp của em với mọi người cũng trở nên dễ dàng hơn; hầu hết mọi người xung quanh có sự thân thiện, hòa nhã nên việc giao tiếp dễ đạt được mục đích cần giao tiếp…
+ Khó khăn:
- Trong học tập: đôi khi việc trao đổi với nhau quá nhiều khiến chất lượng học nhóm giảm sút, việc nói chuyện quá nhiều nhưng không đạt được mục tiêu nhất định là về bài học; đôi khi cả em và các bạn đều hiểu sai kiến thức và cần đến sự trợ giúp của thầy cô giáo hơn là cùng nhau bàn bạc…
- Trong giao tiếp: đôi khi quá cởi mở, tư duy thoáng nên trong một số tình huống giao tiếp em thấy mình chưa tinh tế, cách ứng xử chưa tốt; một số người khó tính, khó nắm bắt câu chuyện cũng gây khó dễ với em khi giao tiếp…
Các bài tập cùng chuyên đề
Xác định một số nét tính cách của bản thân trong học tập, công việc, sinh hoạt hằng ngày, giao tiếp, ứng xử với người khác.
Thảo luận về cách xác định tính cách của bản thân.
Chia sẻ về những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách của em.
Thảo luận về tư duy tích cực và ảnh hưởng của tư duy tích cực đến cách giao tiếp ứng xử.
Ví dụ:
Thảo luận về cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.
Thảo luận thế nào là quan điểm sống?
Quan điểm sống của cá nhân sẽ ảnh hưởng, chi phối lối sống, cách hành động, ứng xử của cá nhân đó như thế nào? Cho ví dụ.
Nêu một vài quan điểm sống của em.
Tranh biện về một số quan điểm sống sau:
Có chí thì nên (Tục ngữ Việt Nam).
Thất bại là mẹ của thành công (Khuyết danh).
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (Tục ngữ Việt Nam).
Lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân.
Rèn luyện tính cách theo kế hoạch đã xây dựng.
Chia sẻ kết quả và những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện.
Đề xuất cách ứng xử thể hiện tư duy tích cực trong các tình huống sau:
Chia sẻ về cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực của bản thân trong cuộc sống.
- Rèn luyện tính cách và điều chỉnh tư duy tích cực của bản thân.
- Chia sẻ kết quả và những khó khăn trong quá trình thực hiện.
- Nêu quan điểm của em về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay và liên hệ bản thân.
- Chia sẻ những quan điểm sống của em với bạn bè và những người xung quanh.
Chia sẻ cách hiểu của em về quan điểm sống.
Lựa chọn và sắp xếp những từ thể hiện nét tính cách của em theo các mối quan hệ phù hợp.
Chỉ ra những nét tích cực và chưa tích cực trong tính cách của em.
Chia sẻ với các bạn về một số biểu hiện của người có tư duy phản biện.
Thảo luận về cách tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng theo hướng dẫn sau:
Chia sẻ cách em tư duy phản biện với các ý kiến về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống.
Thảo luận về các bước thực hiện tranh biện và xác định các biểu hiện của tư duy phản biện ở mỗi bước.
Thực hành tranh biện về nhận định sau dựa vào các bước hướng dẫn trên:
Chia sẻ với các bạn, thầy cô và người thân về những tình huống em rèn luyện phát triển tư duy phản biện.
Chia sẻ về sự thay đổi của bản thân trong quá trình rèn luyện.
Điều chỉnh tư duy trở nên tích cực trong tình huống dưới đây:
Chia sẻ cách điều chỉnh tư duy tích cực của em và những tình huống em điều chỉnh mang lại kết quả tốt đẹp.
Trao đổi với bạn về cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
Thực hiện thường xuyên các hành vi tích cực trong cuộc sống hằng ngày và khắc phục dần những điểm chưa tích cực.