Đề bài

Đọc trước văn bản À ơi tay mẹ; tìm hiểu thêm về tác giả Bình Nguyên.

Phương pháp giải

Đọc chú thích (*) và tìm hiểu trên internet về tác giả.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Bình Nguyên: Tên thật là Nguyễn Đăng Hào, sinh ngày 25 tháng 1 năm 1959. Quê quán xã Ninh Phúc, Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Ông vừa là nhà thơ vừa là Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hiện nay tác giả Bình Nguyên đang làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình. Nhà thơ của cố đô Hoa Lư này đã nhận tới hai giải “Thơ lục bát” (Giải A-2003; Giải Ba-2010) trên báo Văn Nghệ. 

Cách 2

+ Tác giả Bình Nguyên sinh năm 1959, quê ở Ninh Bình. Tên thật của tác giả là Nguyễn Đăng Hảo. Ông là người tài năng vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam vừa ở trong Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hiện nay là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình.

+ Các tác phẩm chính đã xuất bản: Hoa thảo mộc (2001), Trăng đợi (2004), Đi về nơi không chữ (2006), Lang thang trên giấy (2009).

+ Những giải thưởng văn chương:

  • Giải A cuộc thi thơ Lục bát năm 2002-2003 của báo Văn Nghệ.
  • Giải chính thức của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cho tập thơ "Trăng đợi” năm 2004.
  • Giải chính thức cuộc thi thơ "Bác Hồ của chúng ta” năm 2003-2004 của báo Văn Nghệ.
  • Giải chính thức của UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2006 cho tập thơ "Đi về nơi không chữ”
  • Giải chính thức thơ Lục bát "Ngàn năm thương nhớ” năm 2010 do Báo Văn Nghệ và 5 cơ quan báo chí khác phối hợp tổ chức.
Cách 3

Tác giả Bình nguyên sinh năm 1959, quê ở Ninh Bình. Ông đang là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính của văn bản À ơi tay mẹ là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Khi đọc bài thơ lục bát, các em cần chú ý: Bài thơ có được chia khổ không? Gồm bao nhiêu khổ? Mỗi khổ có bao nhiêu dòng? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Bài thơ À ơi tay mẹ viết về ai và về điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Bài thơ À ơi tay mẹ sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ trong bài thơ có gì độc đáo? Việc sử dụng các từ ngữ và biện pháp nghệ thuật đó đem lại tác dụng ra sao?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ À ơi tay mẹ? Người đó bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ gì?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Em đã lần nào nghe bà hoặc mẹ ru chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về lời ru ấy.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nhan đề và tranh minh họa văn bản À ơi tay mẹ gợi cho em cảm nhận gì?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Chú ý các biện pháp tu từ, cách gieo vần và ngắt nhịp trong bài thơ À ơi tay mẹ.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Hãy chú ý các “phép nhiệm mầu" từ tay mẹ thể hiện trong các khổ thơ À ơi tay mẹ như thế nào.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ À ơi tay mẹ?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ À ơi tay mẹ?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Tìm hình ảnh, chỉ tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ trong bài thơ À ơi tay mẹ. Những dòng thơ nào nói lên đức hi sinh của người mẹ?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Em nhỏ trong bài thơ À ơi tay mẹ được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó nói lên điều gì về tình cảm mẹ dành cho con?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Trong bài thơ À ơi tay mẹ, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần. Hãy phân tích tác dụng của sự lặp lại ấy.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Đọc văn bản À ơi tay mẹ, có chi tiết: “Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”. Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ À ơi tay mẹ tượng trưng cho điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Em thích khổ thơ nào nhất trong bài thơ À ơi tay mẹ? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Hãy chỉ ra các tiếng được gieo vần với nhau trong khổ thơ sau. Vần nào là vần chân? Vần nào là vần lưng?

    Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

     À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cái trăng tròn

     À ơi này cái trăng còn nằm nôi ...

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Chỉ ra cách ngắt nhịp phù hợp của khổ thơ sau đây:

     Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Trong bài thơ À ơi tay mẹ, cụm từ “à ơi" được lặp lại nhiều lần. Hãy phân tích tác dụng của sự lặp lại ấy.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

“Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.” Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Hình ảnh “bàn tay mẹ" trong bài thơ À ơi tay mẹ tượng trưng cho điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Hãy thiết kế một tấm bưu thiếp và ghi những lời em muốn dành tặng mẹ sau khi học xong bài thơ À ơi tay mẹ.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Đọc bài thơ Tóc của mẹ tôi (Phan Thị Thanh Nhàn), chỉ ra những điểm giống nhau giữa bài thơ này và bài thơ À ơi tay mẹ (Bình Nguyên).

TÓC CỦA MẸ TÔI

Mẹ tôi hong tóc buổi chiều

   Quay quay bụi nước bay theo gió đồng

Tóc dài mẹ xoã sau lưng 

Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.

Tóc sâu của mẹ, tôi tìm

    Ngón tay lần giữa ẩm mềm yêu thương

Bao nhiêu sợi bạc màu sương

Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi.

Con ngoan rồi đấy mẹ ơi

  Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.

                                            (Phan Thị Thanh Nhàn, Con muốn mặc áo đỏ đi chơi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016)

Xem lời giải >>