Đề bài

Cách xưng hô “mày”, “tao” trong văn bản Đánh thức trầu  và việc lặp lại các lời “đánh thức trầu” ở đầu mỗi đoạn thơ thể hiện tình cảm như thế nào giữa cậu bé với cây trầu?

Phương pháp giải

Trầu là vật vô tri, nhưng cậu bé xưng hô thân thiết như thế thể hiện điều đặc biệt trong tình cảm. Từ đó rút ra tình cảm của cậu.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Cách xưng hô gần gũi và lời đánh thức trầu nhẹ nhàng, thân mật, ba lần gọi dậy vì sợ trầu đã ngủ say, thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên và thân thiết của cậu bé với trầu giống như những người bạn đang nói chuyện cùng nhau.

Cách 2

Cách xưng hô “mày”, “tao” và việc lặp lại các lời “đánh thức trầu” ở đầu mỗi đoạn thơ thể hiện tình cảm gắn bó, thân thiết giống như những người bạn của cậu bé với cây trầu.

Cách 3

Cách xưng hô "mày", "tao" và việc lặp lại các lời "đánh thức trầu" thể hiện tình cảm thân thiết, yêu thương của cậu bé dành cho cây trầu. Cậu xem cây trầu như một người bạn thân thiết, cần phải nói chuyện nhẹ nhàng, cần phải có sự đồng ý của trầu thì mới hái lá.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính của văn bản Đánh thức trầu là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Khi “đánh thức trầu”, cậu bé dường như không tin rằng trầu có thể nghe được điều mình nói mà còn muốn trầu nhìn thấy mình nữa. Các chi tiết nào trong văn bản Đánh thức trầu  cho em biết như vậy?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Theo em, vì sao mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu bé cùng bà và mẹ mình trong văn bản Đánh thức trầu , phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”? Điều này cho thấy cách đối xử với cây cối trong vườn của người dân quê như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Từ câu hát của người bà “Trẩu trẩu trầu trầu/ Mày làm chúa tao/ Tao làm chúa mày”… cũng như lời “đánh thức trầu” của cậu bé trong bài thơ Đánh thức trầu , em nghĩ thế nào về quan niệm “con người là chúa tể của muôn loài”?

Xem lời giải >>