Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm.
Tưởng tượng những điều muốn nói với tác giả và viết đoạn văn đúng hình thức.
Cách 1
Thân gửi nhà văn An-đéc-xen - tác giả câu chuyện Cô bé bán diêm: Đã hơn một thế kỉ trôi qua kể từ ngày ông viết truyện ngắn Cô bé bán diêm, nhưng người đọc trên khắp hành tinh này, nhất là những bạn nhỏ vẫn luôn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu tội nghiệp của cô bé. Ước mơ của cô bé trong câu chuyện là được sống mãi bên bà trong tình yêu thương, muốn thoát khỏi cảnh đói rét, đau khổ. Thực tế, cô bé đã chết rét, chết đói trong đêm giao thừa giữa khu phố với những ngôi nhà ngập tràn ánh sáng. Nhưng dưới ngòi bút ngập tràn yêu thương, chứa chan sự đồng cảm của ông, người đọc vẫn cảm giác rằng cô bé tội nghiệp ấy không chết. Em đang đi vào một thế giới khác, hạnh phúc và yêu thương hơn.
Loigiaihay.com
Cách 2Thân gửi nhà văn An-đéc-xen. Đã hơn một thế kỉ trôi qua kể từ ngày ông viết truyện ngắn “Cô bé bán diêm”, nhưng người đọc trên khắp hành tinh này, nhất là những bạn nhỏ vẫn luôn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu tội nghiệp của cô bé. Ước mơ của cô bé trong câu chuyện là được sống mãi bên bà trong tình yêu thương, muốn thoát khỏi cảnh đói rét, đau khổ. Thực tế, cô bé đã chết rét, chết đói trong đêm giao thừa giữa khu phố với những ngôi nhà ngập tràn ánh sáng. Nhưng dưới ngòi bút yêu thương, chứa chan sự đồng cảm của ông, người đọc vẫn cảm giác rằng cô bé tội nghiệp ấy không chết. Em đang đi vào một thế giới khác, hạnh phúc và yêu thương hơn.
Cách 3Gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm, nhà văn An-đéc-xen. Cháu đã đọc khá nhiều tác phẩm của ông. Và “Cô bé bán diêm” chính là tác phẩm mà cháu yêu thích nhất. Đây quả là một câu chuyện cảm động với tính nhân văn sâu sắc. Cháu chắc chắn không thể quên được hình ảnh cô bé trong truyện. Trong đêm giao thừa rét mướt, một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói nhưng phải đi bán diêm. Nhưng không một ai đi qua chú ý đến sự tồn tại của cô bé hay động lòng thương mua giúp cô một hộp diêm. Để rồi cô bé bán diêm đã chết rét trong đêm giao thừa lạnh giá. Chắc hẳn với câu chuyện này, nhà văn đã muốn tố thái độ và sự thờ ơ, vô cảm của con người trong xã hội đó. Nhưng với cháu, hình ảnh cô bé chết nhưng vẫn mỉm cười - nụ cười khi được đoàn tụ với bà mới là ấn tượng nhất. Có thể khẳng định rằng, truyện “Cô bé bán diêm” quả là một tác phẩm hấp dẫn, nhân văn.
Các bài tập cùng chuyên đề
Giới thiệu ngắn gọn một truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật trẻ em gây ấn tượng với em.
Chia sẻ một vài cảm nhận của em về nhân vật trong một câu chuyện về trẻ em mà em thích.
Điều gì sẽ đến với cô bé bán diêm trong đêm giao thừa trong văn bản Cô bé bán diêm?
Trong văn bản Cô bé bán diêm, sau khi bà mất, gia đình cô bé bán diêm rơi vào tình cảnh như thế nào?
Trong văn bản Cô bé bán diêm, mỗi lần quẹt diêm, cô bé bán diêm nhìn thấy những hình ảnh gì? Đó là thực hay mơ?
Điều gì xảy ra với cô bé bán diêm trong văn bản Cô bé bán diêm? Có giống với dự đoán của em không?
Có những hình ảnh trái ngược nào trong quang cảnh ngày năm mới trong văn bản Cô bé bán diêm?
Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm như thế nào? Vì sao cô bé không dám trở về nhà?
Nêu các chi tiết miêu tả ngoại hình của cô bé bán diêm trong văn bản Cô bé bán diêm? Những chi tiết đó giúp em hình dung như thế nào về cuộc sống của nhân vật?
Những hình ảnh xuất hiện sau mỗi lần quẹt diêm thể hiện những ước mong nào của cô bé bán diêm trong văn bản Cô bé bán diêm? Theo em, có thể thay đổi trình tự xuất hiện của các hình ảnh đó không.
Nêu cảm nhận của em về thái độ của người kể chuyện với cô bé bán diêm trong văn bản Cô bé bán diêm. Phân tích một vài chi tiết làm cơ sở cho sự cảm nhận đó.
Đọc lại một số câu văn miêu tả lại cách ứng xử của người đi đường trước tình cảnh của cô bé bán diêm trong văn bản Cô bé bán diêm. Em nghĩ gì về cách ứng xử của họ.
Trong truyện, tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh, chi tiết tương phản như: cảnh đoàn tụ của các gia đình trong đêm giao thừa với cảnh giá rét, đơn độc ngoài đường phố của cô bé bán diêm; không khí tươi vui ngày đầu năm mới với cảnh tượng em bé chết rét nơi xó tường. Em hãy chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của một vài chi tiết, hình ảnh đó.
Những câu chuyện cổ tích thường kết thúc có hậu: nhân vật chính được hưởng cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Theo em, truyện cổ tích Cô bé bán diêm có kết thúc như vậy không? Vì sao?
Hãy chỉ ra các yếu tố của truyện được thể hiện trong văn bản Cô bé bán diêm bằng cách hoàn thành bảng sau:
Các yếu tố của truyện |
Cô bé bán diêm |
Đề tài |
|
Nhân vật |
|
Sự việc |
|
Chi tiết tiêu biểu |
|
Tình cảm, cảm xúc của người viết |
|
Chủ đề |
|
Từ việc đọc các văn bản, em rút ra bài học kinh nghiệm gì khi đọc truyện ngắn?
Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Ông lão đánh cá và con cá vàng để vận dụng vào đọc hiểu văn bản Cô bé bán diêm . Lưu ý: truyện Cô bé bán diêm được An-đéc-xen viết theo đặc điểm của truyện cổ tích.
Đọc trước truyện Cô bé bán diêm, tìm hiểu thêm về nhà văn Han-xơ Crit-xti-an An-đéc-xen (Hans Christian Andersen)
Tham khảo ý kiến sau của nhà văn Nguyễn Tuân về truyện An-đéc-xen: “Một em nhỏ nào đã đọc qua truyện ngắn An-đéc-xen thì trọn đời không khi nào quên và dửng dưng với thơ ca, mộng ước, tình thương yêu và lòng công bằng.”
Những chi tiết nào trong Cô bé bán diêm cho biết thời gian và địa điểm em bé xuất hiện?
Hãy chú ý những hình ảnh hiện lên mỗi lần em bé quẹt que diêm trong phần 2 văn bản Cô bé bán diêm .
Giấc mơ nào của em bé được thể hiện qua bức tranh trong Cô bé bán diêm ?
Chú ý kết thúc của truyện Cô bé bán diêm .
Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện Cô bé bán diêm cho biết điều gì về cảnh ngộ của em bé?
Hãy tìm những chi tiết hiện thực và mộng ảo mà nhà văn đã sáng tạo ra để khắc hoạ hoàn cảnh và mơ ước của cô bé bán diêm. Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?
Theo em, ý nghĩa của câu chuyện Cô bé bán diêm là gì?