Khám phá 3.1 (trang 27, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Nêu các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Quan sát phần a. Một số hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ môi trường, trang 26
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường là:
- Vận chuyể, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kĩ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lí đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường ra môi trường.
- Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, virus độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kĩ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
- Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian đối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kĩ thuật môi trường.
- Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
- Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
Các bài tập cùng chuyên đề
Mở đầu (trang 23, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Quan sát hình 4.1 và cho biết: Hành động nào góp phần bảo vệ môi trường, hành động nào vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
Khám phá 1 (trang 24, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Theo em, môi trường bao gồm những thành phần nào? Nêu vai trò của môi trường đối với con người.
Khám phá 2 (trang 25, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Quan sát hình 4.3, em có nhận xét gì về thực trạng các vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay?
Khám phá 3.2 (trang 27, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường bị xử lí như thế nào?
Khám phá 4 (trang 28, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Là học sinh trong nhà trường, em cần làm những công việc gì để bảo vệ môi trường?
Luyện tập 1 (trang 28, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Liệt kê các biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay.
Luyện tập 2 (trang 28, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Em hiểu thế nào là chất thải? Theo em, có những loại chất thải nào?
Luyện tập 3 (trang 28, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Nêu các nguyên nhân của vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. Theo em, nguyên nhân nào là chủ yếu? Vì sao?
Vận dụng 1 (trang 28, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Từ vấn đề ô nhiễm môi trường hoặc suy thoái môi trường tại khu dân cư (tổ dân phố) nơi sinh sống, em hãy tìm kiếm, thu thập các hình ảnh, bài viết, video phản ánh, minh họa về vấn đề đó.
Vận dụng 2 (trang 28, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Em hãy lựa chọn, xây dựng một ý tưởng tuyên truyền về bảo vệ môi trường và cùng các bạn trong lớp (nhóm) thực hiện theo ý tưởng tuyên truyền đó.
Mở đầu (trang 25, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Em hãy mô tả một số hậu quả do không bảo vệ môi trường trong hình 4.1 và nêu thêm một số hậu quả khác tương tự mà em biết.
Khám phá 1 (trang 25, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Môi trường bao gồm các yếu tố nào? Thành phần môi trường là gì? Thế nào là ô nhiễm môi trường?
Khám phá 2 (trang 25, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Môi trường có ý nghĩa như thế nào?
Khám phá 3 (trang 26, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
An ninh môi trường là gì? Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, di cư tự do và an ninh lương thực liên quan như thế nào với an ninh môi trường?
Khám phá 4 (trang 27, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Bảo vệ môi trường gồm những hoạt động nào?
Khám phá 5 (trang 27, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Em hãy nêu một số ví dụ ở nơi em đang sống về hoạt động bảo vệ môi trường đất hoặc môi trường nước hoặc môi trường không khí.
Khám phá 6 (trang 29, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
Khám phá 7 (trang 29, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường bị xử lí như thế nào?
Khám phá 8 (trang 30, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Công dân có trách nhiệm gì trong bảo vệ môi trường?
Luyện tập 1 (trang 26, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Em hãy nêu một số ví dụ ở nơi em đang sống để chứng tỏ môi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống đồng thời môi trường cũng chứa đựng chất phế thải do con người tạo ra
Luyện tập 2 (trang 27, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Em hãy nhận xét các ý kiến sau và nêu ý kiến của mình:
- Bạn A: Thành phần môi trường gồm: đất, nước, không khí
- Bạn B: Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật
- Bạn C: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo
- Bạn D: An ninh môi trường là hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển con người
Luyện tập 3 (trang 28, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Em hãy nhận xét và góp ý cho các bạn trong tình huống sau:
Kết thúc buổi cắm trại trên bãi biển, xung quanh trại của nhóm Minh có nhiều vỏ chai nhựa đựng nước uống. Lan, một bạn trong nhóm, nêu ý kiến: “Vỏ chai nhựa vứt bừa bãi sẽ ảnh hưởng đến môi trường, nhóm mình đi gom lại được không?”. Minh tán đồng, nhưng Kiên thì xua tay: “Đây không phải là việc của chúng mình, tớ không tham gia”.
Luyện tập 4 (trang 29, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Hôm nay là ngày 23 tháng 12 âm lịch. Sau lễ cúng ông Công ông Táo, mẹ giao cho hai chị em Lan và Hoa mang cá chép đi phóng sinh ở dòng sông gần nhà. Đến giữa cầu bắc qua sông, Hoa nói với Lan: “Mình đứng ở đây thả cá rồi vứt luôn túi ni lông xuống sông cho tiện, không mang đến nơi thu gom, phân loại rác nữa. Mỗi năm chỉ thả cá có một lần, nước sông sẽ cuốn trôi tất cả”.
Nếu là Lan, em sẽ xử trí như thế nào?
Luyện tập 5 (trang 30, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Hùng nói với em trai: “Từ ngày mai nhà mình phải phân loại rác, trong đó có các chất thải rắn, trước khi bỏ vào thùng rác công cộng, em có làm được không?”. Em trai Hùng trả lời: “Em không biết phân loại, bác công nhân thu rác sẽ phân loại”. Nếu là Hùng, em sẽ làm gì?
Luyện tập 6 (trang 30, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Sự kiện Giờ Trái Đất sắp diễn ra, lớp trưởng thông báo với cả lớp và đề nghị tất cả các bạn tham gia. Mọi người đều rất hào hứng, riêng Tuấn lại thắc mắc: “Dùng điện thì sẽ trả tiền, sao phải tắt điện?”. Nếu em là lớp trưởng, em sẽ làm gì để Tuấn tham gia cùng cả lớp?
Vận dụng (trang 30, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Em hãy chuẩn bị và trình bày trước lớp một trong hai chủ đề sau:
- Thích ứng với biến đổi khí hậu – Một số hoạt động của Việt Nam
- Ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường – Những việc cần làm ngay.