Đề bài

Em hãy nêu một số giải pháp phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung phần 1. Một số giải pháp phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ trang 38 SGK Giáo dục quốc phòng và An ninh 12 để trả lời lời câu hỏi này

Lời giải của GV Loigiaihay.com

+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng; âm mưu, thủ đoạn và cách phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch tại địa phương, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội.

+ Xây dựng hệ thống chính trị, nhất là bộ máy chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương đến cơ sở thực sự trong sạch, vững mạnh; xây dựng Quân đội và Công an cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

+ Xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng"; thực hiện tốt công tác tiếp dân, đối thoại với nhân dân; nâng cao chất lượng công tác dân vận; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật đối với các kiến nghị, đơn, thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân.

+ Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; thực hiện tốt chính sách văn hoá đối với tôn giáo, dân tộc thiểu số.

+ Chủ động hội nhập quốc tế; phát triển quan hệ với các nước, nhất là các nước đối tác chiến lược, đối tác toàn diện.

+ Phòng ngừa không để xảy ra điểm nóng; khi xảy ra điểm nóng, giải quyết dứt điểm, nhanh gọn, không để bùng phát lan rộng, kéo dài.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Các bạn trong lớp đang thảo luận về lợi ích và tác hại của mạng Internet. Một số bạn cho rằng: Có thể tìm kiếm và chia sẻ mọi thông tin trên Internet một cách nhanh chóng. Một số bạn khác lại cho rằng: Không nên tham gia vào không gian mạng vì đó là nơi chứa nhiều thông tin xấu, độc do các thế lực thù địch đăng tải, chia sẻ.

Em đồng ý với ý kiến ở trên nào? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Em hiểu thế nào là chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tại sao chiến lược “diễn biến hòa bình” tạo điều kiện, thời cơ cho bạo loạn lật đổ diễn ra?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Các thể lực thù địch tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt Nam trên các lĩnh vực như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Âm mưu, thủ đoạn bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam là gì?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Để làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, chúng ta cần thực hiện những giải pháp cơ bản nào?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Học sinh cần làm gì để góp phần phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Vì sao nói chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ có mối quan hệ mật thiết với nhau?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Khi đề cập đến thủ đoạn chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, có các ý kiến cho rằng:

Ý kiến 1: Chiến lược "diễn biến hoà bình” chỉ tập trung vào lĩnh vực tư tưởng, văn hoá là chủ yếu.

Ý kiến 2: Thủ đoạn duy nhất của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hoà bình” là đòi phi chính trị hoá Quân đội và Công an nhân dân.

Ý kiến 3: Lực lượng tiến hành hoạt động bạo loạn lật đổ chủ yếu là các tổ chức phản động của người Việt Nam ở nước ngoài.

Quan điểm của em về các ý kiến trên như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Vì sao các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ đối với cách mạng Việt Nam? Thủ đoạn của chúng như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Em hãy chia sẻ với bạn bè về một số giải pháp phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của địa phương em.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Khi tham gia vào mạng xã hội Facebook, em phát hiện bạn mình thường xuyên “LIKE” và chia sẻ bài viết mà không quan tâm đến nội dung của bài viết. Sau đó, em phát hiện một số bài viết bạn em chia sẻ có nội dung bôi nhọ, xuyên tạc lịch sử Việt Nam. Em sẽ làm gì trong tình huống trên?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Bạn A cho rằng chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch là vấn đề rất phức tạp. Để góp phần phòng, chống âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, học sinh chưa thể làm gì khác ngoài việc học tập theo chương trình giáo dục phổ thông. Em có đồng ý với bạn A không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Thế nào là chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Em hãy nêu âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam thực hiện bạo loạn lật đổ với âm mưu, thủ đoạn nào?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Theo em, học sinh có trách nhiệm gì trong phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Theo em, học sinh có trách nhiệm gì trong phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Theo em, học sinh có trách nhiệm gì trong phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Em hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa khái niệm chiến lược “diễn biến hòa bình” và khái niệm bạo loạn lật đổ

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Em hãy so sánh âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Một người khách đến cửa hàng photocopy vừa khai trương của nhà An và nói: “Tôi muốn sao tài liệu này thành 500 bản, tôi sẽ trả giá gấp đôi”. Em trai An vội nhận lời và bật máy định làm ngay vì đây là khách hàng đầu tiên. Khi An đọc tiêu đề tài liệu thì biết tài liệu này không được phép lưu hành ở Việt Nam.

Theo em, An sẽ xử trí như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Minh và Bình vừa đăng kí là thành viên của một nhóm trên Facebook. Trên mạng xã hội vừa đưa hình ảnh mấy chục người tụ tập gây rối trật tự công cộng ở một rạp chiếu phim thuộc xã X. Bình nói với Minh: “Mình sẽ chia sẻ trên nhóm vừa tham gia những hình ảnh này nhưng sửa thành: “Liên tục trong mấy ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Y có hàng trăm người tụ tập, gây rối trật tự công cộng ở rạp chiếu phim, sân vận động, công viên, đường phố,...”. Số người theo dõi Facebook của mình sẽ tăng vọt cho mà xem”.

Nếu là Minh, em sẽ xử trí như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Dũng học rất giỏi môn Tin học, đặc biệt là khả năng chọn chính xác từ khoá để sử dụng hiệu quả công cụ tìm kiếm trên internet. Một hôm, Dũng được một nhóm trên Facebook mời tập hợp thông tin nóng trong ngày về các câu chuyện học sinh xích mích, cãi cọ, mâu thuẫn, xô xát, đánh nhau,... rồi chia sẻ để càng nhiều người biết càng tốt, kèm theo lời mời có mức thù lao khá hấp dẫn đối với một học sinh.

Em hãy tư vấn cho Dũng.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Bạn Quân học lớp 12, có em trai là Quang học lớp 10. Chiều Chủ nhật tuần này, trường của Quang tổ chức ngoại khóa với chủ đề "Phương thức, thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao trên không gian mạng – Những điều học sinh cần biết". Chủ trì trao đổi, thảo luận là các cô, chú ở Công an huyện. Quang định nói với bố mẹ viết giấy xin phép không tham gia buổi ngoại khoá này vì Quang là tiền đạo trong đội bóng của xã và sẽ thi đấu trận chung kết đúng vào thời gian diễn ra ngoại khoá .

Nếu em là Quân, em sẽ xử trí như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Em hãy chuẩn bị và trình bày trước lớp một trong hai chủ đề sau:

- Những hành vi học sinh không được làm để góp phần phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ.

- Một số hoạt động phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ ở địa phương nơi em học tập, sinh sống.

Xem lời giải >>