Vì sao các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ đối với cách mạng Việt Nam? Thủ đoạn của chúng như thế nào?
Dựa vào kiến thức bài học kết hợp với hiểu biết của bản thân về mạng xã hội để đưa ra câu trả lời
- Các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ đối với cách mạng Việt Nam. Vì:
+ Hiện nay, Việt Nam có khoảng 77 triệu người dùng internet, tương đương khoảng 79% dân số. Theo thông tin từ đại diện Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, bình quân mỗi người Việt Nam sử dụng internet trên 6,5 giờ/ngày, trong đó có 2,5 giờ sử dụng mạng xã hội từ đó mở ra môi trường mới mà các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền xuyên tạc, đăng tải nhằm chống phá cách mạng Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
- Thủ đoạn
+ Chúng phát tán dày đặc và với tần suất lớn những thông tin xấu, độc trên không gian mạng, làm cho thông tin chính thống bị nhiễu loạn, hướng lái công chúng truyền thông đến những thông tin và nhận thức sai lệch;
+ Thế lực thù địch tung thông tin thật - giả lẫn lộn, “lập lờ đánh lận con đen” khiến công chúng truyền thông mất phương hướng, bị hướng lái theo những nhận thức sai lệch; cắt xén sự thật
+ Các thế lực thù địch ra sức truyền bá tư tưởng thực dụng, tự do theo kiểu phương Tây, gieo rắc văn hóa, lối sống tư sản, tôn sùng cái “tôi”, thúc đẩy lối sống thực dụng, thẩm thấu tư tưởng văn hóa ngoại lai vào đời sống văn hóa, tinh thần của một số quần chúng nhân dân làm phai nhạt lý tưởng cách mạng, băng hoại đạo đức xã hội
+ Lợi dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại nhào nặn, cắt xén, lồng ghép thật, giả lẫn lộn, biên tập thành tài liệu, tranh, ảnh, video clip tán phát vào không gian mạng với nhiều dạng ấn phẩm khác nhau. Mục đích nhằm phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từng bước chuyển hoá quan điểm tư tưởng, ý thức hệ.
Các bài tập cùng chuyên đề
Các bạn trong lớp đang thảo luận về lợi ích và tác hại của mạng Internet. Một số bạn cho rằng: Có thể tìm kiếm và chia sẻ mọi thông tin trên Internet một cách nhanh chóng. Một số bạn khác lại cho rằng: Không nên tham gia vào không gian mạng vì đó là nơi chứa nhiều thông tin xấu, độc do các thế lực thù địch đăng tải, chia sẻ.
Em đồng ý với ý kiến ở trên nào? Vì sao?
Em hiểu thế nào là chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ?
Tại sao chiến lược “diễn biến hòa bình” tạo điều kiện, thời cơ cho bạo loạn lật đổ diễn ra?
Các thể lực thù địch tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt Nam trên các lĩnh vực như thế nào?
Âm mưu, thủ đoạn bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam là gì?
Để làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, chúng ta cần thực hiện những giải pháp cơ bản nào?
Học sinh cần làm gì để góp phần phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ?
Vì sao nói chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ có mối quan hệ mật thiết với nhau?
Khi đề cập đến thủ đoạn chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, có các ý kiến cho rằng:
Ý kiến 1: Chiến lược "diễn biến hoà bình” chỉ tập trung vào lĩnh vực tư tưởng, văn hoá là chủ yếu.
Ý kiến 2: Thủ đoạn duy nhất của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hoà bình” là đòi phi chính trị hoá Quân đội và Công an nhân dân.
Ý kiến 3: Lực lượng tiến hành hoạt động bạo loạn lật đổ chủ yếu là các tổ chức phản động của người Việt Nam ở nước ngoài.
Quan điểm của em về các ý kiến trên như thế nào?
Em hãy chia sẻ với bạn bè về một số giải pháp phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của địa phương em.
Khi tham gia vào mạng xã hội Facebook, em phát hiện bạn mình thường xuyên “LIKE” và chia sẻ bài viết mà không quan tâm đến nội dung của bài viết. Sau đó, em phát hiện một số bài viết bạn em chia sẻ có nội dung bôi nhọ, xuyên tạc lịch sử Việt Nam. Em sẽ làm gì trong tình huống trên?
Bạn A cho rằng chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch là vấn đề rất phức tạp. Để góp phần phòng, chống âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, học sinh chưa thể làm gì khác ngoài việc học tập theo chương trình giáo dục phổ thông. Em có đồng ý với bạn A không? Vì sao?
Thế nào là chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ?
Chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Em hãy nêu âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.
Các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam thực hiện bạo loạn lật đổ với âm mưu, thủ đoạn nào?
Em hãy nêu một số giải pháp phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ.
Theo em, học sinh có trách nhiệm gì trong phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ?
Theo em, học sinh có trách nhiệm gì trong phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ?
Theo em, học sinh có trách nhiệm gì trong phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ?
Em hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa khái niệm chiến lược “diễn biến hòa bình” và khái niệm bạo loạn lật đổ
Em hãy so sánh âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ
Một người khách đến cửa hàng photocopy vừa khai trương của nhà An và nói: “Tôi muốn sao tài liệu này thành 500 bản, tôi sẽ trả giá gấp đôi”. Em trai An vội nhận lời và bật máy định làm ngay vì đây là khách hàng đầu tiên. Khi An đọc tiêu đề tài liệu thì biết tài liệu này không được phép lưu hành ở Việt Nam.
Theo em, An sẽ xử trí như thế nào?
Minh và Bình vừa đăng kí là thành viên của một nhóm trên Facebook. Trên mạng xã hội vừa đưa hình ảnh mấy chục người tụ tập gây rối trật tự công cộng ở một rạp chiếu phim thuộc xã X. Bình nói với Minh: “Mình sẽ chia sẻ trên nhóm vừa tham gia những hình ảnh này nhưng sửa thành: “Liên tục trong mấy ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Y có hàng trăm người tụ tập, gây rối trật tự công cộng ở rạp chiếu phim, sân vận động, công viên, đường phố,...”. Số người theo dõi Facebook của mình sẽ tăng vọt cho mà xem”.
Nếu là Minh, em sẽ xử trí như thế nào?
Dũng học rất giỏi môn Tin học, đặc biệt là khả năng chọn chính xác từ khoá để sử dụng hiệu quả công cụ tìm kiếm trên internet. Một hôm, Dũng được một nhóm trên Facebook mời tập hợp thông tin nóng trong ngày về các câu chuyện học sinh xích mích, cãi cọ, mâu thuẫn, xô xát, đánh nhau,... rồi chia sẻ để càng nhiều người biết càng tốt, kèm theo lời mời có mức thù lao khá hấp dẫn đối với một học sinh.
Em hãy tư vấn cho Dũng.
Bạn Quân học lớp 12, có em trai là Quang học lớp 10. Chiều Chủ nhật tuần này, trường của Quang tổ chức ngoại khóa với chủ đề "Phương thức, thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao trên không gian mạng – Những điều học sinh cần biết". Chủ trì trao đổi, thảo luận là các cô, chú ở Công an huyện. Quang định nói với bố mẹ viết giấy xin phép không tham gia buổi ngoại khoá này vì Quang là tiền đạo trong đội bóng của xã và sẽ thi đấu trận chung kết đúng vào thời gian diễn ra ngoại khoá .
Nếu em là Quân, em sẽ xử trí như thế nào?
Em hãy chuẩn bị và trình bày trước lớp một trong hai chủ đề sau:
- Những hành vi học sinh không được làm để góp phần phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ.
- Một số hoạt động phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ ở địa phương nơi em học tập, sinh sống.