Em hãy mô tả chức năng của giao thức TCP và IP.
Giao thức điều khiển truyền tải (TCP) đảm bảo việc truyền dữ liệu ổn định và đúng thứ tự giữa các ứng dụng trên mạng.
Giao thức Internet (IP) là một giao thức định tuyến và định danh các gói tin để có thể chuyển tiếp các gói tin qua các mạng đến đụng địa chỉ máy nhận.
Chức năng của giao thức TCP và IP:
Giao thức TCP là giao thức đồng bộ, đảm bảo độ tin cậy cho quá trình kết nối và truyền nhận dữ liệu giữa hai thiết bị. TCP đảm bảo việc truyền dữ liệu ổng định và đúng thứ tự giữa các ứng dụng trên mạng.
Giao thức IP có chức năng định dạng và định danh các gói tin thông qua địa chỉ IP để đảm bảo các gói tin có thể gửi đi qua các mạng khác nhau và tới địa chỉ máy nhận.
Các bài tập cùng chuyên đề
Khi được hỏi mạng Internet là gì, không ít người sẽ trả lời là web, chat thậm chí là một mạng xã hội cụ thể. Cũng có người hiểu Internet là mạng máy tính giúp kết nối toàn cầu. Những câu hỏi trả lời đó là cách nhìn Internet về phương diện sử dụng mà không thấy cơ chế hoạt động của nó. Câu trả lời chính xác về mặt công nghệ là: Internet là mạng thông tin toàn cầu hoạt động theo giao thức TCP/ IP. Vậy giao thức nói chung là gì và giao thức TCP/IP có vai trò gì đối với mạng Internet?
Khi gửi thư điện tử, ngoài chính nội dung văn bản của thư cần, có thêm các thông tin gì phục vụ cho chuyển thư? Các thông tin này sẽ được xử lý thế nào bởi các phần mềm gửi hay nhận thư?
Giao thức là gì?
Nêu ý nghĩa của giao thức mạng.
Hãy thảo luận và trả lời câu hỏi sau: Những quy định nào sau đây cần có vai trò là giao thức mạng trên internet?
a) Các máy tính cần có địa chỉ và quy định cách tìm đường để dữ liệu được chuyển chính xác tới máy nhận trên phạm vi toàn cầu.
b) Quy định cá nhân tổ chức phải đăng ký sử dụng các dịch vụ truyền dữ liệu trên internet.
c) Quy định người dùng phải trả phí cho các dịch vụ trao đổi dữ liệu theo khối lượng.
d) Quy định chia dữ liệu thành các gói tương tự như giao thức Ethernet, ngoài dữ liệu trao đổi có kèm các dữ liệu địa chỉ nơi gửi, nơi nhận, mã kiểm tra để kiểm soát chất lượng truyền dữ liệu.
Em hãy nêu nội dung và ý nghĩa của giao thức IP.
Em hãy nêu nội dung và ý nghĩa của giao thức TCP.
Hãy quan sát việc gọi điện thoại bằng máy bàn. Những hành động và sự kiện xảy ra khi gọi điện thoại như nhấc ống nghe, quay số, phát nhạc chờ, reo chuông, báo lỗi, nói chuyện, kết thúc cuộc gọi đều phải theo một quy tắc chặt chẽ. Hãy kể ra các quy tắc đó để làm rõ giao thức gọi điện thoại.
Xác định địa chỉ IP tương ứng ở dạng thập phân và nhị phân.
Địa chỉ IP dưới dạng nhị phân |
Địa chỉ IP dưới dạng thập phân |
11000000 10101000 00001101 11010010 |
? |
? |
131.214.23.16 |
Giao thức ICMP (internet Control Messenge protocol) cho phép gửi một yêu cầu đến một máy tính khác, một thiết bị mạng hay một ứng dụng trên mạng để lấy thông tin phản hồi.
Một trong các ứng dụng của giao thức này là lệnh ping của hệ điều hành giúp kiểm tra máy tính của em có được kết nối với một máy tính hay một thiết bị mạng hay không. Hãy tìm hiểu lệnh ping và thử nghiệm sử dụng trên lệnh này.
Chọn câu trả lời đúng cho câu dưới đây.
Trong cùng một mạng máy tính, các máy tính muốn trao đổi được dữ liệu cần:
A. Sử dụng chung một giao thức mạng.
C. Sử dụng chung một mạng wifi.
B. Kết nối trực tiếp với nhau.
D. Có khoảng cách gần nhau.
Em hãy liệt kê những yêu cầu cần thiết để em và bạn em có thể trao đổi tin nhắn với nhau.
Em hãy liên tưởng đến quá trình gửi thư qua bưu điện và đưa ra các bước cần thiết để gửi một tệp dữ liệu từ máy tính thứ nhất đến máy tính thứ hai trong một mạng máy tính.
Em hãy tìm địa chỉ IPv4 của máy tính em đang được sử dụng với sự hướng dẫn của giáo viên.
Theo em, giao thức TCP có được sử dụng cho vận chuyển dữ liệu thư điện tử hay không?
Em hãy xác định và ghi lại địa chỉ IP của 5 máy tính được kết nối mạng trong lớp học. Sau đó, em hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau của 5 địa chỉ này.
Em hãy cho biết mỗi câu sau là đúng hay sai:
a) Giao thức TCP thường được sử dụng cho các ứng dụng truyền tải dữ liệu thời gian thực.
b) Máy tính khi kết nối tới AP sẽ được cung cấp một địa chỉ IP.
c) Địa chỉ IPv4 bao gồm 48 bit.
d) Địa chỉ IPv6 bao gồm 128 bit.