Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt. Chia sẻ cảm nhận của em về hương vị của món ăn đó.
Em nhớ lại hương vị của món xôi và chia sẻ cảm xúc
Cách 1
Xôi là một món ăn dân dã quen thuộc của người dân Việt Nam. Xôi được nấu từ hạt gạo nếp thơm lừng và kết hợp các món ăn khác như lạc, gấc, ngô,… để làm nên những hương vị đặc trưng. Đối với em, món xôi là một món ăn gần gũi, dân dã và gợi nhiều thương nhớ vì món xôi gắn liền với mỗi nhà trong những mâm cỗ gia đình, là món ăn quen thuộc của mỗi trẻ em trong suốt hành trình lớn lên, xôi còn gắn bó với người nông dân Việt Nam và để lại hương vị khó quên với mùi thơm nồng nàn của gạo nếp. Đối với em, xôi vừa là món ăn ngon bổ dưỡng, vừa gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ ngọt ngào và ăm ắp tình thương
Cách 2Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt, thường được thổi để thắp hương trong ngày giằm, mùng một hoặc ngày giỗ, lễ tết. Có rất nhiều loại xôi khác nhau như xôi gấc, xôi đỗ, xôi ngô, xôi bánh hấp… Mỗi loại có một màu sắc, một mùi vị riêng nhưng các loại xôi đều được làm từ gạo nếp và có chung hương vị là mùi thơm nhẹ, ngọt ngào từ gạo nếp; độ dẻo dính vừa phải từ gạo. Khi ăn chúng ta sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, bùi và ngậy của gạo, đặc biệt là gạo nếp mới.
Cách 3Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt, có nhiều loại khác nhau như xôi gấc, xôi dừa, xôi ngô… Các loại xôi đều dẻo và thơm, rất ngon.
Các bài tập cùng chuyên đề
Xác định bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ sau đây: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ), Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Mây và sóng (R. Ta-go), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)
Theo dõi số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ bài thơ Gặp lá cơm nếp
Hình dung hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp
Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp có gì khác so với bài thơ Đồng dao mùa xuân?
Hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình trong bài thơ Gặp lá cơm nếp. Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?
Trong khổ thơ thứ ba bài thơ Gặp lá cơm nếp, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?
Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp?
Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp?
Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.
Sự khác nhau về số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp, chia khổ giữa hai bài thơ Đồng dao mùa xuân và Gặp lá cơm nếp:
Đặc điểm hình thức |
Đồng dao mùa xuân |
Gặp lá cơm nếp |
Số tiếng trong mỗi dòng |
|
|
Cách gieo vần |
|
|
Ngắt nhịp |
|
|
Chia khổ |
|
|
Nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình trong Gặp lá cơm nếp:
Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con:
Tình cảm, cảm xúc của người con thể hiện trong khổ thơ thứ ba văn bản Gặp lá cơm nếp:
Những tình cảm, cảm xúc ấy cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”.
Cảm nhận của em về hình ảnh người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp
Tác dụng của thể thơ năm chữ trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ trong Gặp lá cơm nếp:
Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.