Phân tích diễn biến tâm trạng của Sơn trước và sau khi cho chiếc áo trong văn bản Gió lạnh đầu mùa. Chi tiết nào làm em chú ý và xúc động nhất? Vì sao?
Chú ý các chi tiết miêu tả tâm trạng của Sơn trước và sau khi cho chiếc áo ở phần (2)
Cách 1
- Trước khi cho chiếc áo: Sơn động lòng thương trước hoàn cảnh của Hiên và nhớ về em Duyên ngày trước vẫn hay chơi đùa cùng Hiên → một ý nghĩ tốt thoáng qua.
- Sau khi cho chiếc áo: Sơn cảm thấy ấm áp vui vui.
Chi tiết làm em chú ý xúc động nhất là lúc hai chị em Sơn quyết định mang cho Hiên chiếc áo của bé Duyên, chi tiết ấy cho thấy hai chị em Sơn là những đứa trẻ tốt bụng, có lòng thương xót với những người bất hạnh hơn mình.
Cách 2- Tâm trạng của Sơn trước khi cho chiếc áo: động lòng thương khi thấy hoàn cảnh của Hiên và nhớ đến đứa em gái đã mất của mình ngày trược cũng thường hay chơi, đùa nghịch với Hiên ở vườn nhà, thì thầm với chị mong muốn đem cho Hiên cái áo bông cũ, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.
- Tâm trạng của Sơn sau khi cho chiếc áo: niềm vui không được bao lâu thì Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi biết được tin cái Sinh sẽ đi mách với mẹ mình về việc chiếc áo. Cậu muốn giúp đỡ Hiên nhưng trong lòng lại lo sợ mẹ trách phạt nên đã đi tìm Hiên để đòi lại áo.
- Chi tiết làm em xúc động nhất: chi tiết Sơn thấy động lòng thương trước hoàn cảnh của Hiên và muốn đem chiếc áo bông cũ cho Hiên. Qua đây, nhân vật Sơn đã cho em biết được rằng ở đâu đó, trong xã hội cũ, tình người, sự thương yêu ấm áp, lòng nhân ái với những hoàn cảnh bất hạnh ngoài xã hội vẫn còn.
Cách 3Sơn là người giàu lòng yêu thương. Khi nhìn thầy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Sơn đã nói với chị Lan cho Hiên chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo chứa đựng tấm lòng đồng cảm sâu sắc. Niềm vui không được bao lâu thì Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi biết được tin cái Sinh sẽ đi mách với mẹ mình về việc chiếc áo. Cậu muốn giúp đỡ Hiên nhưng trong lòng lại lo sợ mẹ trách phạt nên đã đi tìm Hiên để đòi lại áo.
Chi tiết Sơn cho Hiên cái áo làm em xúc động nhất bởi lẽ, dù biết nhà mình giàu có nhưng Sơn không vì thế mà coi thường những đứa trẻ khác. Cậu vẫn biết cảm thông và giúp đỡ bạn bè mình.
Các bài tập cùng chuyên đề
Đọc trước truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Thạch Lam.
Tìm đọc, ghi lại một vài ý kiến phân tích, đánh giá về chất thơ trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam.
Đã có lần nào em cho hoặc tặng bạn một món quà mà chưa xin phép bố mẹ? Câu chuyện sau đó như thế nào? Hãy nhớ lại và chuẩn bị để chia sẻ trước lớp (nếu có)
Những chi tiết nào trong văn bản Gió lạnh đầu mùa cho thấy trời rất lạnh?
Tại sao lũ trẻ trong văn bản Gió lạnh đầu mùa thấy chị em Sơn thì tỏ ra vui mừng nhưng không dám vồ vập?
Các câu đối thoại ở văn bản Gió lạnh đầu mùa cho thấy thái độ gì của bọn trẻ?
Hoàn cảnh của Hiên trong văn bản Gió lạnh đầu mùa thế nào?
Trong văn bản Gió lạnh đầu mùa, tại sao Sơn thấy “ấm áp vui vui”?
Tâm trạng lo sợ của hai chị em Sơn trong văn bản Gió lạnh đầu mùa được thể hiện qua những chi tiết nào?
Vì sao chị em Sơn trong văn bản Gió lạnh đầu mùa cho cái áo lại có thể bị mẹ mắng?
Câu nói của mẹ Hiên trong văn bản Gió lạnh đầu mùa thể hiện điều gì?
Kết thúc truyện Gió lạnh đầu mùa có gì bất ngờ?
Hãy tóm tắt nội dung chính của truyện Gió lạnh đầu mùa. Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Tôi đi học (Thanh Tịnh) có gì giống nhau?
Những chi tiết nào trong truyện Gió lạnh đầu mùa giúp em hình dung ra bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông? Bối cảnh ấy cho em biết gì về cuộc sống được miêu tả trong truyện?
Nhận xét về thái độ và cách ứng xử của hai bà mẹ (mẹ Sơn và mẹ Hiên) trong phần cuối của truyện Gió lạnh đầu mùa. Theo em, vì sao mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông ấy?
Có người cho rằng, truyện Gió lạnh đầu mùa chỉ có ý nghĩa đơn giản là việc cho chiếc áo bông cũ. Em có đồng ý không? Vì sao? Theo em, truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào?
Vẻ đẹp của truyện Gió lạnh đầu mùa không chỉ hiện lên qua hình thức (câu chữ, hình ảnh,…) mà còn ở tình cảm trong sáng của những tấm lòng nhân hậu bao dung. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 câu) làm rõ điều đó.
Phương án nào nêu đúng đặc điểm bối cảnh trong truyện Gió lạnh đầu mùa?
Phân tích diễn biến tâm trạng của Sơn trước và sau khi cho chiếc áo trong Gió lạnh đầu mùa. Chi tiết nào làm em chú ý và xúc động nhất? Vì sao?
Nhận xét về thái độ và cách ứng xử của hai bà mẹ (mẹ Sơn và mẹ Hiên) trong phần cuối của truyện Gió lạnh đầu mùa. Theo em, vì sao mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông ấy?
Có người cho rằng, truyện Gió lạnh đầu mùa chỉ có ý nghĩa đơn giản là việc cho chiếc áo bông cũ. Em có đồng ý không? Vì sao? Theo em, truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào?
Phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm truyện ngắn giàu chất thơ của văn bản Gió lạnh đầu mùa
Ngôi kể trong truyện Gió lạnh đầu mùa và truyện Tôi đi học có gì khác nhau? Phân tích sự phù hợp giữa ngôi kể và nội dung của truyện Gió lạnh đầu mùa.
Nêu một số thông tin về nhà văn Thạch Lam mà em tìm hiểu được. Theo em, những thông tin nào là cần thiết để hiểu văn bản Gió lạnh đầu mùa?
Thạch Lam sinh ra tại đâu?
Thuở nhỏ, Thạch Lam sống ở đâu?
Đáp án nào dưới đây nhận định đúng về con người Thạch Lam?
Thạch Lam là thành viên của nhóm văn học nào sau đây?
Truyện ngắn của Thạch Lam thường có đặc điểm gì?
Đâu không phải sáng tác của Thạch Lam?