Đọc trước truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Thạch Lam.
Đọc trước văn bản và tìm hiểu về tác giả.
Cách 1
- Thạch Lam (1910 – 1942) sinh ra và học tập tại Hà Nội nhưng thuở nhỏ sống ở phố huyện Cẩm Giàng - Hải Dương.
- Sau khi đỗ Tú tài, ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập Tự lực văn đoàn.
- Là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và rất tinh tế
- Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật.
- Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện.
- Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.
- Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.
- Ông để lại các tác phẩm tiêu biểu như: “Gió đầu mùa” (1937), “Nắng trong vườn” (1938), “Sợi tóc” (1942), “Ngày mới” (1939), “Theo dòng” (1941), “Hà Nội ba sáu phố phường” (1943), ...
Cách 2- Nhà văn Thạch Lam (1910 – 1942):
+ Ông tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh ra và học tập tại Hà Nội nhưng thuở nhỏ sống ở phố Cẩm Giàng – Hải Dương. Sau khi đỗ Tú tài, ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập nhóm Tự Lực văn đoàn.
+ Ông là người thông minh, trầm tính, điềm đạm, đôn hậu và rất tinh tế.
+ Về quan điểm sáng tác: theo Thạch Lam, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. Ông quan niệm “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.
+ Các tác phẩm tiêu biểu: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), Ngày mới (1939), Theo dòng (1941), Hà Nội băm sáu phố phường (1943),…
+ Về phong cách nghệ thuật: ông thường sáng tác hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật, cốt truyện đơn giản, thuộc hoặc không có cốt truyện. Đồng thời, có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.
Các bài tập cùng chuyên đề
Tìm đọc, ghi lại một vài ý kiến phân tích, đánh giá về chất thơ trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam.
Đã có lần nào em cho hoặc tặng bạn một món quà mà chưa xin phép bố mẹ? Câu chuyện sau đó như thế nào? Hãy nhớ lại và chuẩn bị để chia sẻ trước lớp (nếu có)
Những chi tiết nào trong văn bản Gió lạnh đầu mùa cho thấy trời rất lạnh?
Tại sao lũ trẻ trong văn bản Gió lạnh đầu mùa thấy chị em Sơn thì tỏ ra vui mừng nhưng không dám vồ vập?
Các câu đối thoại ở văn bản Gió lạnh đầu mùa cho thấy thái độ gì của bọn trẻ?
Hoàn cảnh của Hiên trong văn bản Gió lạnh đầu mùa thế nào?
Trong văn bản Gió lạnh đầu mùa, tại sao Sơn thấy “ấm áp vui vui”?
Tâm trạng lo sợ của hai chị em Sơn trong văn bản Gió lạnh đầu mùa được thể hiện qua những chi tiết nào?
Vì sao chị em Sơn trong văn bản Gió lạnh đầu mùa cho cái áo lại có thể bị mẹ mắng?
Câu nói của mẹ Hiên trong văn bản Gió lạnh đầu mùa thể hiện điều gì?
Kết thúc truyện Gió lạnh đầu mùa có gì bất ngờ?
Hãy tóm tắt nội dung chính của truyện Gió lạnh đầu mùa. Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Tôi đi học (Thanh Tịnh) có gì giống nhau?
Những chi tiết nào trong truyện Gió lạnh đầu mùa giúp em hình dung ra bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông? Bối cảnh ấy cho em biết gì về cuộc sống được miêu tả trong truyện?
Phân tích diễn biến tâm trạng của Sơn trước và sau khi cho chiếc áo trong văn bản Gió lạnh đầu mùa. Chi tiết nào làm em chú ý và xúc động nhất? Vì sao?
Nhận xét về thái độ và cách ứng xử của hai bà mẹ (mẹ Sơn và mẹ Hiên) trong phần cuối của truyện Gió lạnh đầu mùa. Theo em, vì sao mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông ấy?
Có người cho rằng, truyện Gió lạnh đầu mùa chỉ có ý nghĩa đơn giản là việc cho chiếc áo bông cũ. Em có đồng ý không? Vì sao? Theo em, truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào?
Vẻ đẹp của truyện Gió lạnh đầu mùa không chỉ hiện lên qua hình thức (câu chữ, hình ảnh,…) mà còn ở tình cảm trong sáng của những tấm lòng nhân hậu bao dung. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 câu) làm rõ điều đó.
Phương án nào nêu đúng đặc điểm bối cảnh trong truyện Gió lạnh đầu mùa?
Phân tích diễn biến tâm trạng của Sơn trước và sau khi cho chiếc áo trong Gió lạnh đầu mùa. Chi tiết nào làm em chú ý và xúc động nhất? Vì sao?
Nhận xét về thái độ và cách ứng xử của hai bà mẹ (mẹ Sơn và mẹ Hiên) trong phần cuối của truyện Gió lạnh đầu mùa. Theo em, vì sao mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông ấy?
Có người cho rằng, truyện Gió lạnh đầu mùa chỉ có ý nghĩa đơn giản là việc cho chiếc áo bông cũ. Em có đồng ý không? Vì sao? Theo em, truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào?
Phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm truyện ngắn giàu chất thơ của văn bản Gió lạnh đầu mùa
Ngôi kể trong truyện Gió lạnh đầu mùa và truyện Tôi đi học có gì khác nhau? Phân tích sự phù hợp giữa ngôi kể và nội dung của truyện Gió lạnh đầu mùa.
Nêu một số thông tin về nhà văn Thạch Lam mà em tìm hiểu được. Theo em, những thông tin nào là cần thiết để hiểu văn bản Gió lạnh đầu mùa?
Thạch Lam sinh ra tại đâu?
-
A.
Hà Nam
-
B.
Hà Nội
-
C.
Hải Dương
-
D.
Hà Tĩnh
Thuở nhỏ, Thạch Lam sống ở đâu?
-
A.
Hà Nội
-
B.
Phố huyện Cẩm Giàng – Hải Dương
-
C.
Phố huyện Văn Giang – Hưng Yên
-
D.
Phố huyện Bình Dương – Gia Định
Đáp án nào dưới đây nhận định đúng về con người Thạch Lam?
-
A.
Ông là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và tinh tế
-
B.
Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học
-
C.
Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, tấm lòng yêu nước thương dân
-
D.
Ông là người tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động
Thạch Lam là thành viên của nhóm văn học nào sau đây?
-
A.
Nhân văn giai phẩm
-
B.
Tự lực văn đoàn
-
C.
Phong trào thơ mới
-
D.
Hội Tao Đàn
Truyện ngắn của Thạch Lam thường có đặc điểm gì?
-
A.
Cốt truyện đơn giản hoặc không có cốt truyện
-
B.
Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật
-
C.
Có sự hòa quyện giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình
-
D.
Tất cả đáp án trên
Đâu không phải sáng tác của Thạch Lam?
-
A.
Gió đầu mùa
-
B.
Nắng trong vườn
-
C.
Ngày mới
-
D.
Chuyện cổ tích về loài người