Chủ đề của bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống là gì? Hãy phân tích một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Cách 1
Bài thơ là một khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ. Thái độ “bứt kinh” của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các sự nghiệp anh hùng” của nam nhi, thách thức đối với thần linh. Bài thơ thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người, bất chấp các ước lệ ràng buộc của xã hội phong kiến.
Cách 2- Chủ đề: khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ.
- Căn cứ: thái độ “bứt kinh”, thách thức với các “sự nghiệp anh hùng” của nam nhi, với thần linh, thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người.
Cách 3- Chủ đề của VB: Thái độ bất kính, coi thường Sầm Nghi Đống, đồng thời thể hiện khát vọng bình đẳng nam – nữ của Hồ Xuân Hương.
- Căn cứ để xác định chủ đề: thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống thể hiện qua hai câu thơ đầu và giả định của tác giả qua hai câu thơ cuối, thủ pháp nói giễu.
Các bài tập cùng chuyên đề
Theo em, khi đến những ngôi đền người ta thường có thái độ như thế nào?
Em hiểu thế nào về câu thơ cuối bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống?
Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống. Đó là thái độ gì? Dựa vào cước chú, lí giải nguyên nhân của thái độ ấy.
Tác giả đã nêu ra giả định gì trong hai câu thơ cuối bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống? Giả định đó góp phần bộc lộ điều gì về nhà thơ?
Thủ pháp trào phúng nào được sử dụng trong văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống? Tác dụng của việc sử dụng thủ pháp này?
Thông qua bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?