Thủ pháp trào phúng nào được sử dụng trong văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống? Tác dụng của việc sử dụng thủ pháp này?
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Cách 1
Thủ pháp trào phúng được sử dụng trong văn bản: nghệ thuật gây cười
Tác dụng: Khẳng định cá tính mạnh mẽ, tài năng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, thái độ khinh bỉ tướng giặc ngang tàng thua trận, mang danh đấng nam nhi mà nhút nhát, hèn mọn khi tự thắt cổ tự tử.
Cách 2- Thủ pháp trào phúng: nghệ thuật gây cười
- Tác dụng: Khẳng định cá tính mạnh mẽ, tài năng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Cách 3- Thủ pháp trào phúng được sử dụng là thủ pháp nói giễu, thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh như: ghé mắt trông ngang, kìa, cheo leo, đây, há bấy nhiêu…
- Tác dụng: Thủ pháp này góp phần bộc lộ thái độ xem thường, giễu cợt, mỉa mai của tác giả đối với Sầm Nghi Đống, đồng thời, bộc lộ cá tính, bản lĩnh và khát vọng thay đổi thân phận, lập nên sự nghiệp lẫy lừng với thân phận nữ nhi của Hồ Xuân Hương.
Cách 4Một câu hỏi tu từ rất “đắt”, xuất hiện đúng lúc, đặt đúng chỗ làm cho sự giễu cợt, hài hước nhân lên mười lần.
Đền Thái thú đứng "cheo leo" , đây là từ láy đặc sắc, nó chỉ một thế đứng cao nhưng không có nơi bấu víu, dễ đổ ụp xuống. Câu thơ ấy, Hồ Xuân Hương đã tước bỏ hết tính chất thiêng liêng, cung kính của một ngôi đền và thể hiện thái độ coi thường đối với vị Thái thú ở nơi tha hương này.
Các bài tập cùng chuyên đề
Theo em, khi đến những ngôi đền người ta thường có thái độ như thế nào?
Em hiểu thế nào về câu thơ cuối bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống?
Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống. Đó là thái độ gì? Dựa vào cước chú, lí giải nguyên nhân của thái độ ấy.
Tác giả đã nêu ra giả định gì trong hai câu thơ cuối bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống? Giả định đó góp phần bộc lộ điều gì về nhà thơ?
Chủ đề của bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống là gì? Hãy phân tích một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.
Thông qua bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?