So sánh nhân vật Chí Phèo (trong Chí Phèo) của Nam Cao và nhân vật Phăng-tin (trong Những người khốn khổ) của Huy-gô để thấy sự giống nhau và khác nhau trong việc viết về những con người khốn khổ, tủi nhục của hai tác giả này.
Đọc lại toàn bài, gợi nhớ lại nhân vật Chí Phèo đã tìm hiểu ở các bài trước. So sánh để chỉ ra điểm giống và khác nhau.
Cách 1
- Giống nhau: Hai con người này đều vì gánh chịu những định kiến không có nhân tính từ miệng đời mà mặc kệ dòng đời đưa đẩy. Nhưng sâu thẳm trong trái tim chúng ta đâu chỉ toàn sỏi đá, trái tim vẫn le lói ngọn lửa của yêu thương, tình người. Nếu Chí Phèo có bát cháo hành của Thị Nở để bùng cháy lên ngọn lửa khao khát thành người lương thiện, thì Phăng - tin cũng vậy. Hình ảnh đứa con ngây thơ, trong sáng luôn là ngọn lửa sáng chói trong tâm hồn cô, cho cô niềm tin khát vọng cuộc sống.
- Khác nhau:
+ Phăng – tin: Cuộc sống ngày một khó khăn hơn để rồi đỉnh điểm khiến cô chính thức sa ngã, không lối thoát, cô lựa chọn con đường làm "gái điếm".
+ Chí Phèo: Chí Phèo lựa chọn cái chết để giải thoát cho bản thân.
Cách 2- Sự giống nhau của Chí Phèo và Phăng-tin: đều thuộc tầng lớp đáy của xã hội, mang trong mình nỗi thống khổ, số phận đầy bất hạnh. Cuộc sống trong xã hội ấy đã đẩy những người họ đến mức đường cùng, gặp nhiều oan trái, dẫn đến tha hóa con người. Người thì rạch mặt ăn vạ, chửi bới, người thì chọn đi bán dâm. Nhưng hơn cả, sau những hành động và việc làm ấy, cả hai đều khát khao, mong muốn có được một cuộc sống hạnh phúc, bình đẳng.
- Sự khác nhau giữa Chí Phèo và Phăng-tin:
+ Chí Phèo: một người đã bán linh hồn cho quỷ dữ, bán rẻ nhân phẩm để lấy tiền uống rượu, con quỷ dữ của làng Vũ Đại, lại nhờ tình yêu của thị Nở mà mong muốn hoàn lương, trở thành người tốt.
+ Phăng-tin: một người người phụ nữ xinh đẹp, có tình yêu thương con sâu sắc, vì hoàn cảnh xô đẩy mà bất chấp làm mọi công việc, bán tất cả mọi thứ - bán tóc, bán răng và thậm chí cô bán đi cả danh dự và nhân phẩm của mình để đi làm gái điếm.
Các bài tập cùng chuyên đề
Đọc trước đoạn trích Tấm lòng người mẹ và tìm hiểu thêm thông tin về Vích-to Huy-gô, Những người khốn khổ; lựa chọn và ghi chép một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản này.
Truyện Tấm lòng người mẹ sử dụng ngôi kể nào?
Câu đầu và câu cuối phần 1 văn bản Tấm lòng người mẹ nói lên điều gì về Phăng - tin?
Phần 2 văn bản Tấm lòng người mẹ kể về sự việc gì?
Sự việc nào được kể trong phần 3 văn bản Tấm lòng người mẹ?
Trong văn bản Tấm lòng người mẹ, chi tiết hai đồng vàng có ý nghĩa gì với Phăng-tin?
Trong văn bản Tấm lòng người mẹ, việc Phăng-tin đọc lại bức thư một lần nữa nói lên điều gì?
Phần 4 văn bản Tấm lòng người mẹ cho thấy điều gì về cuộc sống của Phăng - tin sau khi bán tóc, bán răng?
Hình dung tâm trạng của Phăng-tin trong văn bản Tấm lòng người mẹ sau khi đọc thư nhà Tê-nác-đi-ê.
Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ là gì?
Xác định và phân tích tình huống truyện Tấm lòng người mẹ , các chi tiết nói về không gian, thời gian trong văn bản. Tình huống và những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?
Trong đoạn trích Tấm lòng người mẹ, Phăng - tin rơi vào hoàn cảnh nào? Nàng đã làm những gì? Những việc làm đó nói lên điều gì ở con người nàng?
Đoạn trích Tấm lòng người mẹ thể hiện quan điểm, tư tưởng nào của tác giả? Hãy lí giải cụ thể.
Nội dung đoạn trích Tấm lòng người mẹ cho em hiểu được những gì về bối cảnh xã hội – văn hóa Pháp thời bấy giờ?
Đoạn trích Tấm lòng người mẹ sử dụng ngôi kể và điểm nhìn nào?
Trong đoạn trích Tấm lòng người mẹ, Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh nào? Nàng đã làm những gì? Những việc làm đó nói lên điều gì ở con người nàng?
Đoạn trích Tấm lòng người mẹ thể hiện quan điểm, tư tưởng nào của tác giả? Hãy lí giải cụ thể.
So sánh nhân vật Chí Phèo (trong Chí Phèo) của Nam Cao và nhân vật Phăng-tin (trong Những người khốn khổ) của Huy-gô để thấy sự giống nhau và khác nhau trong việc viết về những con người khốn khổ, tủi nhục của hai nhà văn này.
Nêu chủ đề chính và một số chủ đề phụ (nếu có) của đoạn trích Tấm lòng người mẹ.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a) Nội dung chính của đoạn trích Giăng Van-giăng là gì?
b) Tìm và phân tích các chi tiết nói về không gian, thời gian. Những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?
c) Nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích là người như thế nào? Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của nhà văn. Bút pháp tương phản được nhà văn sử dụng như thế nào qua nhân vật này?
d) Đoạn trích được trần thuật theo điểm nhìn nào? Tác dụng của điểm nhìn ấy là gì?
e) Nội dung đoạn trích cho em hiểu được những gì về bối cảnh xã hội – văn hoá Pháp thời bấy giờ