Đề bài

Xác định và phân tích tình huống truyện Tấm lòng người mẹ , các chi tiết nói về không gian, thời gian trong văn bản. Tình huống và những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?

Phương pháp giải

Đọc lại toàn bài, xác định tình huống truyện sau đó phân tích cụ thể về không gian thời gian. Rút ra ý nghĩa.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Tình huống truyện: Truyện kể về Phăng - tin một người phụ nữ nghèo khổ giữa trời đông giá rét bị đuổi ra khỏi xưởng, gánh trên vai số nợ lớn đang cố gắng nỗ lực sống, làm việc kiếm tiền để gửi về quê cho gia đình chủ trọ đang chăm sóc con của mình. Hết lần này đến lần khác chị bị dồn ép và phải trả giá bằng nhiều thứ chỉ để có tiền gửi về nuôi và chữa bệnh cho con. Thế nhưng chị không biết đứa con của mình phải sống khổ cực ra sao và số tiền mình liều mạng có được đều vào túi hai vợ chồng tham lam.

- Ý nghĩa: Những chi tiết như chị cắt đi mái tóc để có tiền mua áo cho con, hay nhổ răng để có tiền cho con chữa bệnh, hay trở về làm gái bán hoa để kiếm tiền đưa cho vợ chồng Tê - nác - đi  - ê đều làm nổi bật lên tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Một người mẹ có thể hy sinh rất nhiều thứ để đứa con mình được sống hạnh phúc hơn. 

 
Cách 2

- Tình huống truyện: Phăng-tin, một cô gái đang hấp hối sau khi bị đuổi việc khỏi công xưởng, chủ nợ đòi tiền hối thúc liên tục và bị vợ chồng Tê-nác-đi-ê giày vỏ khi luôn viết thư thôi thúc, đòi tiền để nuôi con gái nàng, Cô-dét. Truyện được đẩy đến cao trào dần dần bắt đầu từ việc nàng bán tóc, sau đó bán răng và túng quẫn quá nàng đã quyết định đi bán dâm để gửi tiền về nuôi đứa con gái tội nghiệp.

- Chi tiết về không gian: trong một căn gác xép sát mái nhà, chỉ cài bằng một cái then con, một cái xó mà gác mái chếch lên mặt sàn, ra vào đụng độ, “kẻ nghèo khổ chui vào buồng mình ở cũng như đi sâu vào số mệnh, càng vào càng phải cúi rạp lưng xuống”

- Chi tiết về thời gian: buổi chiều, ban tối, trời chưa sáng.

- Ý nghĩa của tình huống truyện và những chi tiết đó: giúp lột tả được tâm trạng đau khổ, bị dồn đến mức đường cùng của người mẹ, chỉ cần nghĩ đến hình ảnh đứa con “thơ ngây yêu dấu”, chị có thể hi sinh tất cả.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Tấm lòng người mẹ là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Đọc trước đoạn trích Tấm lòng người mẹ và tìm hiểu thêm thông tin về Vích-to Huy-gô, Những người khốn khổ; lựa chọn và ghi chép một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản này. 

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Truyện Tấm lòng người mẹ sử dụng ngôi kể nào? 

 
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Câu đầu và câu cuối phần 1 văn bản Tấm lòng người mẹ nói lên điều gì về Phăng - tin?

 
Xem lời giải >>
Bài 5 :

Phần 2 văn bản Tấm lòng người mẹ kể về sự việc gì? 

 
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Sự việc nào được kể trong phần 3 văn bản Tấm lòng người mẹ?

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trong văn bản Tấm lòng người mẹ, chi tiết hai đồng vàng có ý nghĩa gì với Phăng-tin?

 
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trong văn bản Tấm lòng người mẹ, việc Phăng-tin đọc lại bức thư một lần nữa nói lên điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Phần 4 văn bản Tấm lòng người mẹ cho thấy điều gì về cuộc sống của Phăng - tin sau khi bán tóc, bán răng?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Hình dung tâm trạng của Phăng-tin trong văn bản Tấm lòng người mẹ sau khi đọc thư nhà Tê-nác-đi-ê.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ là gì?

 
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trong đoạn trích Tấm lòng người mẹ, Phăng - tin rơi vào hoàn cảnh nào? Nàng đã làm những gì? Những việc làm đó nói lên điều gì ở con người nàng?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Đoạn trích Tấm lòng người mẹ thể hiện quan điểm, tư tưởng nào của tác giả? Hãy lí giải cụ thể.

 
Xem lời giải >>
Bài 14 :

So sánh nhân vật Chí Phèo (trong Chí Phèo) của Nam Cao và nhân vật Phăng-tin (trong Những người khốn khổ) của Huy-gô để thấy sự giống nhau và khác nhau trong việc viết về những con người khốn khổ, tủi nhục của hai tác giả này.

 
Xem lời giải >>
Bài 15 :

Nội dung đoạn trích Tấm lòng người mẹ cho em hiểu được những gì về bối cảnh xã hội – văn hóa Pháp thời bấy giờ?

 
Xem lời giải >>
Bài 16 :

Đoạn trích Tấm lòng người mẹ sử dụng ngôi kể và điểm nhìn nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 17 :

Trong đoạn trích Tấm lòng người mẹ, Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh nào? Nàng đã làm những gì? Những việc làm đó nói lên điều gì ở con người nàng?

 
Xem lời giải >>
Bài 18 :

Đoạn trích Tấm lòng người mẹ thể hiện quan điểm, tư tưởng nào của tác giả? Hãy lí giải cụ thể.

 
Xem lời giải >>
Bài 19 :

So sánh nhân vật Chí Phèo (trong Chí Phèo) của Nam Cao và nhân vật Phăng-tin (trong Những người khốn khổ) của Huy-gô để thấy sự giống nhau và khác nhau trong việc viết về những con người khốn khổ, tủi nhục của hai nhà văn này.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Nêu chủ đề chính và một số chủ đề phụ (nếu có) của đoạn trích Tấm lòng người mẹ.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

a) Nội dung chính của đoạn trích Giăng Van-giăng là gì?

b) Tìm và phân tích các chi tiết nói về không gian, thời gian. Những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?

c) Nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích là người như thế nào? Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của nhà văn. Bút pháp tương phản được nhà văn sử dụng như thế nào qua nhân vật này?

d) Đoạn trích được trần thuật theo điểm nhìn nào? Tác dụng của điểm nhìn ấy là gì?

e) Nội dung đoạn trích cho em hiểu được những gì về bối cảnh xã hội – văn hoá Pháp thời bấy giờ

Xem lời giải >>