Đề bài

Đọc trước đoạn trích Tấm lòng người mẹ và tìm hiểu thêm thông tin về Vích-to Huy-gô, Những người khốn khổ; lựa chọn và ghi chép một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản này. 

 

Phương pháp giải

Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Victor-Marie Hugo (26 tháng 2, 1802 - 22 tháng 5, 1885 tại Paris) là một nhà văn, thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một chính trị gia, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.

- Vích-to Huy-gô chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. 

+ Với tư cách là nhà thơ trữ tình, Hugo đã xuất bản tập Odes et Ballades (1826), Les feuilles d'automne (1831) hay Les Contemplations (1856). 

+ Nhưng ông cũng thể hiện vai trò của một nhà thơ dấn thân chống Napoléon III bằng tập thơ Les Châtiments (1853) và vai trò một nhà sử thi với tập La Légende des siècles (1859 và 1877). + Thành công vang dội của hai tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris và Những người khốn khổ đã đưa Victor Hugo trở thành tiểu thuyết gia của công chúng. 

+ Về kịch, ông đã trình bày thuyết kịch lãng mạn trong bài tựa của vở kịch Cromwell (1827) và minh họa rõ nét thể loại này ở hai vở kịch nổi tiếng Hernani (1830) và Ruy Blas (1838).

- Những người khốn khổ (Tiếng Pháp: Les Misérables) là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo, được xuất bản năm 1862. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 19.

+ Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm đã gây ra thời trai trẻ. Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ 19.

 
Cách 2

- Tác giả Vích-to Huy-gô:

+ Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm, là một nhà văn, thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một chính trị gia, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.

+ Mặc dù trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, giằng xé trong tình cảm do cha và mẹ có mâu thuẫn, nhưng V. Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục của mẹ và những trãi nghiệm khi theo cha chuyển quân để vươn lên trở thành một tên tuổi được cả thế giới ngưỡng mộ.

+ Ông chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu như: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Tia sáng và bóng tối (1840), Lá thu (1831),…

+ Phong cách nghệ thuật: Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-gô đối với cuộc đời. Đó là cái đẹp của tình thương yêu hòa đồng, của hạnh phúc bình đẳng và của sự tiến bộ vô tận của con người, và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm của ông.

- Tác phẩm Những người khốn khổ: được xuất bản năm1862, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỉ XIX. Truyện mang một niềm tin sâu sắc vào một thế giới có những phẩm chất tốt đẹp của những người lao động khổ sai. Cuộc đời của GiăngVan-giăng dường như là một chuỗi những khốn khổ triền miên nhưng ông vẫn nỗ lực vượt qua và dũng cảm đối mặt với chúng.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Tấm lòng người mẹ là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Truyện Tấm lòng người mẹ sử dụng ngôi kể nào? 

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Câu đầu và câu cuối phần 1 văn bản Tấm lòng người mẹ nói lên điều gì về Phăng - tin?

 
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Phần 2 văn bản Tấm lòng người mẹ kể về sự việc gì? 

 
Xem lời giải >>
Bài 5 :

Sự việc nào được kể trong phần 3 văn bản Tấm lòng người mẹ?

 
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong văn bản Tấm lòng người mẹ, chi tiết hai đồng vàng có ý nghĩa gì với Phăng-tin?

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trong văn bản Tấm lòng người mẹ, việc Phăng-tin đọc lại bức thư một lần nữa nói lên điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Phần 4 văn bản Tấm lòng người mẹ cho thấy điều gì về cuộc sống của Phăng - tin sau khi bán tóc, bán răng?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Hình dung tâm trạng của Phăng-tin trong văn bản Tấm lòng người mẹ sau khi đọc thư nhà Tê-nác-đi-ê.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ là gì?

 
Xem lời giải >>
Bài 11 :

Xác định và phân tích tình huống truyện Tấm lòng người mẹ , các chi tiết nói về không gian, thời gian trong văn bản. Tình huống và những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trong đoạn trích Tấm lòng người mẹ, Phăng - tin rơi vào hoàn cảnh nào? Nàng đã làm những gì? Những việc làm đó nói lên điều gì ở con người nàng?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Đoạn trích Tấm lòng người mẹ thể hiện quan điểm, tư tưởng nào của tác giả? Hãy lí giải cụ thể.

 
Xem lời giải >>
Bài 14 :

So sánh nhân vật Chí Phèo (trong Chí Phèo) của Nam Cao và nhân vật Phăng-tin (trong Những người khốn khổ) của Huy-gô để thấy sự giống nhau và khác nhau trong việc viết về những con người khốn khổ, tủi nhục của hai tác giả này.

 
Xem lời giải >>
Bài 15 :

Nội dung đoạn trích Tấm lòng người mẹ cho em hiểu được những gì về bối cảnh xã hội – văn hóa Pháp thời bấy giờ?

 
Xem lời giải >>
Bài 16 :

Đoạn trích Tấm lòng người mẹ sử dụng ngôi kể và điểm nhìn nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 17 :

Trong đoạn trích Tấm lòng người mẹ, Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh nào? Nàng đã làm những gì? Những việc làm đó nói lên điều gì ở con người nàng?

 
Xem lời giải >>
Bài 18 :

Đoạn trích Tấm lòng người mẹ thể hiện quan điểm, tư tưởng nào của tác giả? Hãy lí giải cụ thể.

 
Xem lời giải >>
Bài 19 :

So sánh nhân vật Chí Phèo (trong Chí Phèo) của Nam Cao và nhân vật Phăng-tin (trong Những người khốn khổ) của Huy-gô để thấy sự giống nhau và khác nhau trong việc viết về những con người khốn khổ, tủi nhục của hai nhà văn này.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Nêu chủ đề chính và một số chủ đề phụ (nếu có) của đoạn trích Tấm lòng người mẹ.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

a) Nội dung chính của đoạn trích Giăng Van-giăng là gì?

b) Tìm và phân tích các chi tiết nói về không gian, thời gian. Những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?

c) Nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích là người như thế nào? Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của nhà văn. Bút pháp tương phản được nhà văn sử dụng như thế nào qua nhân vật này?

d) Đoạn trích được trần thuật theo điểm nhìn nào? Tác dụng của điểm nhìn ấy là gì?

e) Nội dung đoạn trích cho em hiểu được những gì về bối cảnh xã hội – văn hoá Pháp thời bấy giờ

Xem lời giải >>