Đề bài

Chân dung nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa hiện ra qua cảm nhận và suy nghĩ của những nhân vật nào? Cách xây dựng nhân vật như vậy có tác dụng gì?

Phương pháp giải

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Chân dung nhân vật anh thanh niên được hiện ra qua cảm nhận, suy nghĩ của các nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư.

– Nhân vật anh thanh niên hiện ra qua lời giới thiệu ban đầu của bác lái xe: “Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn”. Qua lời kể của bác, ta biết được những nét sơ lược về công việc của anh thanh niên và việc “thèm” được gặp người của anh.

– Nhân vật anh thanh niên còn được hiện ra qua cái nhìn và suy nghĩ của ông hoạ sĩ: nhà hoạ sĩ già xúc động mạnh khi lần đầu nhìn thấy anh thanh niên; ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa; hoạ sĩ cảm giác mình bối rối; căn nhà anh thanh niên được miêu tả qua cái nhìn của ông hoạ sĩ; ông thấy ngòi bút của mình bất lực khi vẽ chân dung anh thanh niên; sau khi ghi lại mấy nét gương mặt anh thanh niên, người hoạ sĩ thấy nhọc quá,...

- Nhân vật anh thanh niên hiện ra qua sự cảm nhận của cô kĩ sư nông nghiệp trẻ. Cô gái cảm động và bị cuốn hút trước lời nói của anh thanh niên.

=> Hình ảnh nhân vật anh thanh niên đã hiện lên qua cái nhìn của nhiều nhân vật khác. Vì thế, vẻ đẹp của nhân vật càng thêm trong sáng, lấp lánh, nhưng vẫn gợi cảm giác chân thực.

Cách 2

- Chân dung nhân vật anh thanh niên được hiện ra qua cảm nhận, suy nghĩ của các nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư.

- Tác dụng: giúp nhân vật hiện lên qua cái nhìn đa chiều, khiến vẻ đẹp của nhân vật càng thêm trong sáng, lấp lánh, nhưng vẫn gợi cảm giác chân thực.

Cách 3

- Chân dung nhân vật anh thanh niên hiện ra qua cảm nhận của những nhân vật người họa sĩ già, cô kĩ sư.

- Cách xây dựng nhân vật như vậy có tác dụng: Ngợi ca những con người lao động, hi sinh thầm lặng để cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước. Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp sẽ góp phần tạo nên vẻ đẹp tâm hồn trong mỗi con người.

Cách 4

Chân dung nhân vật anh thanh niên hiện ra qua cảm nhận của những nhân vật người họa sĩ già, cô kĩ sư.
Cách xây dựng nhân vật như vậy có tác dụng:

Ngợi ca những con người lao động, hi sinh thầm lặng để cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước.
Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp ấy sẽ góp phần tạo nên vẻ đẹp tâm hồn trong mỗi con người.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nêu suy nghĩ của em về những người đang sống ở nơi xa xôi, hẻo lánh và làm các công việc vất vả, âm thầm.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa, vì sao người họa sĩ có cảm giác bối rối?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Câu 2 (trang 20, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Vì sao họa sĩ phác họa bức chân dung anh thanh niên ngay trong lần đầu gặp mặt?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Ông họa sĩ và cô kĩ sư có thái độ, cảm xúc như thế nào khi chia tay anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Xác định đề tài của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tóm tắt tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và nêu nhận xét về kiểu cốt truyện.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, hoàn cảnh sống, công việc, mối quan hệ với các nhân vật khác)?  Hãy dựa vào một số chi tiết tiêu biểu để nhận xét về tính cách của nhân vật.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tìm một số chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ về con người và nghệ thuật trong Lặng lẽ Sa Pa. Trên cơ sở đó, em hãy nhận xét về vai trò của nhân vật này trong tác phẩm.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Những bức tranh thiên nhiên Sa Pa tuyệt đẹp đã góp phần tạo nên chất thơ cho tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Hãy chọn một đoạn văn tả cảnh Sa Pa mà em ấn tượng nhất và nêu cảm nhận.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa gợi cho em những suy nghĩ, bài học gì?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tưởng tượng em là nhân vật ông họa sĩ trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa, hãy ghi lại cảm nghĩ của mình sau cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn trong một đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu).

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Dòng nào sau đây KHÔNG phải suy nghĩ của người hoạ sĩ khi vẽ anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa?

A. Ông cảm thấy bất lực khi vẽ chân dung anh thanh niên

B. Vẽ là một việc khó, nặng nhọc, gian nan

C. Cần làm cho người thanh niên hiện lên đẹp như một ngôi sao xa

D. Hoàn thành được bức vẽ về người thanh niên còn là chặng đường dài

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa, nhân vật anh thanh niên được khắc hoạ chủ yếu ở phương diện nào?

A. Ngoại hình

C. Hành động

B. Suy nghĩ

D. Lời nói

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Em hiểu thế nào về suy nghĩ của người hoạ sĩ: “Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời” trong Lặng lẽ Sa Pa?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa đã giới thiệu những ai để ông hoạ sĩ có thể vẽ? Điều đó cho thấy nét tính cách gì ở nhân vật anh thanh niên?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Tìm một câu trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa có thán từ và nêu tác dụng của việc dùng thán từ đó trong câu.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đề tài của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Tóm tắt tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Nhận xét về kiểu cốt truyện của tác phẩm.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Điền thông tin về nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa theo gợi dẫn: 

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Chân dung nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa hiện ra qua cảm nhận và suy nghĩ của những nhân vật. Tác dụng của cách xây dựng nhân vật như vậy.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Một số chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ về con người và nghệ thuật. Nhận xét vai trò của nhân vật ông họa sĩ trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Cảm nhận của em về một đoạn văn tả cảnh Sa Pa mà em ấn tượng nhất trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Những suy nghĩ, bài học mà tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa gợi ra cho em.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Tưởng tượng em là nhân vật ông họa sĩ trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa, ghi lại cảm nghĩ của mình sau cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn trong một đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu)

Xem lời giải >>