Đề bài

Nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, hoàn cảnh sống, công việc, mối quan hệ với các nhân vật khác)?  Hãy dựa vào một số chi tiết tiêu biểu để nhận xét về tính cách của nhân vật.

Phương pháp giải

Đọc kỹ văn bản và nêu nhận xét của em.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Chi tiết về độ tuổi và ngoại hình: hai mươi bảy tuổi, tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ,...

- Hoàn cảnh sống: sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo; căn nhà ba gian rất gọn gàng, ngăn nắp; có niềm vui đọc sách,...

- Công việc: làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu; gian khổ nhất là làm việc lúc một giờ sáng: “gió tuyết và lặng im bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”,...

- Lời nói: lời tâm sự của anh thanh niên với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư về công việc của mình; lời giới thiệu những người khác xứng đáng hơn mình để ông hoạ sĩ vẽ chân dung.

- Hành động: lấy khúc cây chắn ngang đường để gặp mọi người, trao bó hoa cho cô kĩ sư trẻ,..

- Cảm xúc, suy nghĩ của anh thanh niên về công việc và cuộc sống: khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?; Nhưng từ hôm ấy, cháu sống thật hạnh phúc,...

- Quan hệ với các nhân vật khác: Anh gửi bác lái xe củ tam thất vì “bác gái vừa ốm dậy”. Anh trao bó hoa đã cắt cho cô kĩ sư nông nghiệp trong lần đầu gặp gỡ, “ấn cái làn trứng” vào tay ông hoạ sĩ để mọi người ăn trưa.

=> Nhận xét về tính cách: Anh thanh niên là một chàng trai có lối sống giản dị, ngăn nắp. Anh yêu công việc và rất có trách nhiệm với những gì mình làm. Tinh tế khi trò chuyện và lắng nghe người khác, có hành động quan tâm tới từng người mà mình có cơ hội gặp gỡ.

Cách 2

 

Các chi tiết miêu tả nhân vật anh thanh niên

Ngoại hình

hai mươi bảy tuổi, tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ,...

Hoàn cảnh sống

sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo; căn nhà ba gian rất gọn gàng, ngăn nắp; có niềm vui đọc sách,...

Công việc

làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu

Lời nói

lời tâm sự của anh thanh niên với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư về công việc của mình; lời giới thiệu những người khác xứng đáng hơn mình để ông hoạ sĩ vẽ chân dung

Hành động

lấy khúc cây chắn ngang đường để gặp mọi người, trao bó hoa cho cô kĩ sư trẻ,..

Cảm xúc, suy nghĩ

khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?; Nhưng từ hôm ấy, cháu sống thật hạnh phúc,...

Quan hệ với các nhân vật khác

gửi bác lái xe củ tam thất vì “bác gái vừa ốm dậy”; trao bó hoa đã cắt cho cô kĩ sư nông nghiệp trong lần đầu gặp gỡ, “ấn cái làn trứng” vào tay ông hoạ sĩ để mọi người ăn trưa.

Nhận xét tích cách

là một chàng trai có lối sống giản dị, ngăn nắp, khiêm tốn, yêu công việc và có trách nhiệm với những gì mình làm

 
Cách 3

- Công việc và hoàn cảnh sống của anh thanh niên:

Công việc: “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu” - công việc đòi hỏi độ chính xác cao.

Hoàn cảnh sống: Anh sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn với độ cao hơn 2600 mét và ở cái độ cao ấy, suốt bốn mùa chỉ toàn “cây cỏ và mây mùa lạnh lẽo”

→ Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, thiếu thốn, công việc đầy những khó khăn

- Những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên:

+ Anh thanh niên là người có trách nhiệm, yêu lao động và luôn hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao

+ Sống một mình giữa đỉnh núi cao, không có ai theo dõi, quản lí nhưng anh thanh niên vẫn luôn hoàn thành công việc đúng giờ theo quy định

+ Anh quan niệm “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”.

+ Anh rất yêu công việc của mình, xem nó là cuộc sống của mình bởi với “Công việc của cháu gian khổ thật đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”

+ Anh luôn nói về công việc của mình với tất cả tình yêu, sự hào hứng.

+ Có tấm lòng cởi mở, hiếu khách và biết cách quan tâm những người xung quanh

+ Vì sống một mình giữa đỉnh núi cao nên anh luôn mong muốn có người đến thăm, nói chuyện, luôn cảm thấy “thèm người”. Anh thanh niên đã tiếp đón những người khách đến thăm nhà mình bằng tất cả tấm lòng nhiệt thành, tấm lòng cởi mở, sự nồng hậu, ấm áp. Anh thanh niên tặng bác lái xe củ tam thất anh vừa đào được chỉ bởi lần trước anh thấy bác lái xe nói bác gái đang ốm.

+ Anh thanh niên là người luôn biết sắp xếp công việc, cuộc sống một cách khoa học và hợp lí.

+ Anh sống một mình nhưng vẫn sắp xếp mọi thứ thật gọn gàng và vẫn giữ những thói quen thật tuyệt - anh trồng hoa, cả một vườn hoa với muôn vàn màu sắc, anh còn nuôi gà, uống nước chè mỗi ngày,...

+ Anh rất thích đọc sách

+ Anh thanh niên còn hiện lên vẻ đẹp của một người sống khiêm tốn, chân thật.

+ Với anh thanh niên, công việc của mình chỉ là công việc bình thường như biết bao công việc khác. Khi ông họa sĩ muốn vẽ anh, anh đã từ chối vì với anh, còn có rất nhiều người đáng để ngợi ca, để vẽ hơn mình

Cách 4

- Công việc và hoàn cảnh sống
Công việc: “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu” - công việc đòi hỏi độ chính xác cao.
Hoàn cảnh sống: Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn với độ cao hơn 2600 mét và ở cái độ cao ấy, suốt bốn mùa chỉ toàn “cây cỏ và mây mùa lạnh lẽo”
→ Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, thiếu thốn, công việc đầy những khó khăn
- Những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên
+ Có trách nhiệm, yêu lao động và luôn hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao
Sống một mình giữa đỉnh núi cao, không có ai theo dõi, quản lí nhưng anh thanh niên vẫn luôn hoàn thành công việc đúng giờ theo quy định
Anh quan niệm “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”.
Anh rất yêu công việc của mình, xem nó là cuộc sống của mình bởi với “Công việc của cháu gian khổ thật đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”
Anh luôn nói về công việc của mình với tất cả tình yêu, sự hào hứng.

+ Có tấm lòng cởi mở, hiếu khách và biết cách quan tâm những người xung quanh

Sống một mình giữa đỉnh núi cao, anh luôn mong muốn có người đến thăm, nói chuyện, luôn cảm thấy “thèm người”.

Anh thanh niên đã tiếp đón những người khách đến thăm nhà mình bằng tất cả tấm lòng nhiệt thành, tấm lòng cởi mở, sự nồng hậu, ấm áp
Anh tặng bác lái xe của tam thất anh vừa đào được chỉ bởi lần trước anh thấy bác lái xe nói bác gái đang ốm

+ Anh thanh niên luôn biết sắp xếp công việc, cuộc sống một cách khoa học và hợp lí.

Anh sống một mình nhưng vẫn sắp xếp mọi thứ thật gọn gàng và vẫn giữ những thói quen thật tuyệt - anh trồng hoa, cả một vườn hoa với muôn vàn màu sắc, anh còn nuôi gà, uống nước chè mỗi ngày,...
Anh rất thích đọc sách

+ Anh thanh niên còn hiện lên vẻ đẹp của một người sống khiêm tốn, chân thật.

Với anh thanh niên, công việc của mình chỉ là công việc bình thường như biết bao công việc khác.
Khi ông họa sĩ muốn vẽ anh, anh đã từ chối vì với anh, còn có rất nhiều người đáng để ngợi ca, để vẽ hơn mình

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nêu suy nghĩ của em về những người đang sống ở nơi xa xôi, hẻo lánh và làm các công việc vất vả, âm thầm.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa, vì sao người họa sĩ có cảm giác bối rối?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Câu 2 (trang 20, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Vì sao họa sĩ phác họa bức chân dung anh thanh niên ngay trong lần đầu gặp mặt?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Ông họa sĩ và cô kĩ sư có thái độ, cảm xúc như thế nào khi chia tay anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Xác định đề tài của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tóm tắt tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và nêu nhận xét về kiểu cốt truyện.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Chân dung nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa hiện ra qua cảm nhận và suy nghĩ của những nhân vật nào? Cách xây dựng nhân vật như vậy có tác dụng gì?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tìm một số chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ về con người và nghệ thuật trong Lặng lẽ Sa Pa. Trên cơ sở đó, em hãy nhận xét về vai trò của nhân vật này trong tác phẩm.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Những bức tranh thiên nhiên Sa Pa tuyệt đẹp đã góp phần tạo nên chất thơ cho tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Hãy chọn một đoạn văn tả cảnh Sa Pa mà em ấn tượng nhất và nêu cảm nhận.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa gợi cho em những suy nghĩ, bài học gì?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tưởng tượng em là nhân vật ông họa sĩ trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa, hãy ghi lại cảm nghĩ của mình sau cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn trong một đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu).

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Dòng nào sau đây KHÔNG phải suy nghĩ của người hoạ sĩ khi vẽ anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa?

A. Ông cảm thấy bất lực khi vẽ chân dung anh thanh niên

B. Vẽ là một việc khó, nặng nhọc, gian nan

C. Cần làm cho người thanh niên hiện lên đẹp như một ngôi sao xa

D. Hoàn thành được bức vẽ về người thanh niên còn là chặng đường dài

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa, nhân vật anh thanh niên được khắc hoạ chủ yếu ở phương diện nào?

A. Ngoại hình

C. Hành động

B. Suy nghĩ

D. Lời nói

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Em hiểu thế nào về suy nghĩ của người hoạ sĩ: “Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời” trong Lặng lẽ Sa Pa?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa đã giới thiệu những ai để ông hoạ sĩ có thể vẽ? Điều đó cho thấy nét tính cách gì ở nhân vật anh thanh niên?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Tìm một câu trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa có thán từ và nêu tác dụng của việc dùng thán từ đó trong câu.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đề tài của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Tóm tắt tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Nhận xét về kiểu cốt truyện của tác phẩm.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Điền thông tin về nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa theo gợi dẫn: 

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Chân dung nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa hiện ra qua cảm nhận và suy nghĩ của những nhân vật. Tác dụng của cách xây dựng nhân vật như vậy.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Một số chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ về con người và nghệ thuật. Nhận xét vai trò của nhân vật ông họa sĩ trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Cảm nhận của em về một đoạn văn tả cảnh Sa Pa mà em ấn tượng nhất trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Những suy nghĩ, bài học mà tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa gợi ra cho em.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Tưởng tượng em là nhân vật ông họa sĩ trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa, ghi lại cảm nghĩ của mình sau cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn trong một đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu)

Xem lời giải >>