Đề bài

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích Trưởng giả học làm sang trên.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung văn bản đã được học để viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên là đoạn có kịch tính cao. Bác phó may đang ở thế bị động (bị Giuốc- đanh phát hiện là may ngược hoa), đột ngột chuyển sang thế chủ động, tấn công đối phương bằng hai đề nghị liên tiếp: Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi mà và Xin ngài cứ việc bảo. Thế là Giuốc-đanh sợ, cứ lùi mãi. Lão ta sợ là phải vì nếu bác phó nổi cơn tự ái may hoa lại cho đúng hướng thì còn gì là quý tộc nữa? Cho nên lão vội hỏi bác phó may rằng liệu bộ lễ phục lão mặc có vừa vặn không. Điều đáng buồn cười thứ nhất là lễ phục của giai cấp quý tộc châu Âu trước kia thường được may bằng loại vải tốt, đắt tiền, màu đen. Còn bác phó lại may lễ phục cho Giuốc-đanh bằng vải hoa, thứ vải chỉ để dùng may váy áo cho phụ nữ hoặc trẻ con. Điều đáng buồn cười thứ hai là vải hoa thì đương nhiên phải may bông hoa hướng lên trên, nhưng bác phó chẳng biết là do vụng hay do cố tình biến Giuốc-đanh thành trò cười cho thiên hạ nên đã may hoa chúc xuống phía dưới. Giuốc-đanh phát hiện ra điều đó nhưng chỉ cần bác phó may bịa ra chuyện những người quý phải đều mặc như thế này cả là lão chấp nhận ngay. Sau đó, Giuốc-đanh tiếp tục phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải của mình khi may bộ lễ phục trước nên lấy lại thế chủ động và trách bác ta. Bác phó may chống đỡ khéo léo: Chẳng là thứ hàng đẹp quá nên tôi đã gạn lại một áo để mặc và gỡ thế bí bằng cách hỏi Giuốc-đanh có muốn mặc thử bộ lễ phục mới không. Bác phó may tinh quái láu lỉnh đã đánh trúng tâm lí Giuốc-đanh đang nôn nóng muốn thành “quý tộc”để phớt lờ chuyện ăn bớt vải của mình.

Cách 2

Trong vở hài kịch Trưởng giả học làm sang chi tiết phó may may áo ngược hoa đã cho thấy ông Giuốc-đanh là một kẻ ngu dốt, ưa nịnh, học đòi làm sang còn tên phó may thì ranh mãnh dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền, điểm huyệt đúng thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Ông Giuốc-đanh trách thì bác phó may lại kêu ông có dặn may xuôi đâu. Giuốc-đanh bực mình lắm nhưng khi nghe bác phó may nói quý tộc thường mặc thế thì ông lại thôi, vì cốt sao ông mặc cho giống một quý tộc là được. Chỉ cần có thế bác phó may không cần may lại mà lại còn được khen là may được đấy. Tất cả mọi thứ được qua loa khi bộ áo khen là giống quý tộc kể cả chuyện ăn bớt vải cũng không đáng quan tâm nữa. Điều đáng buồn cười thứ hai là vải hoa thì đương nhiên phải may bông hoa hướng lên trên, nhưng bác phó chẳng biết là do vụng hay do cố tình biến Giuốc-đanh thành trò cười cho thiên hạ nên đã may hoa chúc xuống phía dưới. Qua đây có thể thấy được nhà viết kịch Mô-li-e thật sự thành công khi xây dựng nhân vật Giuốc-đanh này đồng thời qua đây tác giả phê phán những người ham danh hão, muốn học người ta làm quý tộc trong khi bản thân không biết gì, để cho những nhân vật kia lừa gạt một cách trắng trợn.Vở hài kịch Trưởng giả học làm sang là lời cảnh báo cho những kẻ bị tha hóa về nhân cách, hoang tưởng về mình, ham thích những thứ mình không thể có và không nên có.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hãy chia sẻ những cảm nhận của em về một diễn viên hài hoặc bộ phim, tiểu phẩm, chương trình mà em yêu thích.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tại sao trong đoạn trích Trưởng giả học làm sang, lời thoại của nhân vật Ni-côn chủ yếu là tiếng cười?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết nào trong đoạn trích Trưởng giả học làm sang?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Ở Lớp II, Hồi thứ ba, đoạn trích Trưởng giả học làm sang, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho biết điều gì về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh? Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Ông Giuốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn gì? Hãy chỉ ra nét tính cách nổi bật ở nhân vật và giải thích vì sao ông dễ dàng bị những người thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu trong đoạn trích Trưởng giả học làm sang

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Lời thoại trong các lớp kịch có gì đáng chú ý?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Xoay quanh sự việc ông Giuốc-đanh mặc trang phục, em hãy chỉ ra những nét tương phản trong hành động của nhân vật này và các nhân vật khác trong đoạn trích Trưởng giả học làm sang

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích Trưởng giả học làm sang

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích Trưởng giả học làm sang, em sẽ chọn trang phục, thể hiện dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có những người như ông Giuốc-đanh không? Cho ví dụ.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Căn cứ vào lời thoại của các nhân vật, em hãy mô tả đầy đủ trang phục của ông Giuốc-đanh trong văn bản Trưởng giả học làm sang.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Ông Giuốc-đanh trong văn bản Trưởng giả học làm sang có thực sự trở thành người “sang” (quý tộc) như ông mong muốn khi dùng những trang phục đó không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Ở Hồi thứ ba, Lớp II văn bản Trưởng giả học làm sang, hành động nào của nhân vật Ni-côn được lặp lại nhiều lần? Hãy nhận xét về thái độ của nhân vật Ni-côn qua hành động đó.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Mâu thuẫn giữa khả năng và ý đồ làm thành xung đột chủ yếu của vở kịch I văn bản Trưởng giả học làm sang gì? Em hãy chỉ ra một chi tiết biểu hiện xung đột này trong đoạn trích.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tại sao đám thợ bạn trong văn bản Trưởng giả học làm sang lại không ngừng tăng cấp danh xưng cho ông Giuốc-đanh? Thái độ của ông Giuốc-đanh đối với hành động này của đá thợ bạn như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Hành động đi ra phố của ông Giuốc-đanh trong văn bản Trưởng giả học làm sang nhằm mục đích gì? Em đánh giá như thế nào về hành động đó?

Xem lời giải >>
Bài 17 :
Trong các câu sau, câu nào là câu hỏi tu từ? Vì sao? - Lại còn phải bảo cái đó à? Những người quý phái mặc ngược hoa à? Bác cho rằng tôi mặc thế này có vừa sát không? - Mày không thôi đi phỏng?
Xem lời giải >>
Bài 18 :

Tại sao ông Giuốc-đanh trong Trưởng giả học làm sang dễ dàng thỏa hiệp với phó may khi thấy áo chật và may hoa ngược?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Chỉ ra những đối nghịch trong lời thoại của hai nhân vật Giuốc-đanh và phó may trong Trưởng giả học làm sang

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Trong phần lời dẫn (in nghiêng) có chỉ dẫn cách các thợ bạn mặc trang phục cho ông Giuốc-đanh. Việc thực hiện “nghi lễ” mặc áo này có gì mâu thuẫn với lời nói của phó may khi ông ta giới thiệu đây là “cách thức mặc cho những người quý phái”?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Theo em, thái độ, tâm trạng của ông Giuốc-đanh khi được mặc áo mới trong Trưởng giả học làm sang như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Xác định vị trí đoạn trích trong SBT Ngữ văn 8 - KNTT tập 1 so với đoạn trích trong SGK (tr. 101 – 105). Chỉ ra những liên hệ giữa đoạn trích này và đoạn trích trong SGK ở việc biểu hiện tính cách nhân vật ông Giuốc-đanh.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Ông Giuốc-đanh đã có những hành động gì để thực hiện mong muốn thành người quý tộc?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Hãy nêu nhận xét về chi tiết ông Giuốc-đanh mặc đồ ngủ để học nhạc, học múa và chi tiết ông băn khoăn mặc hay không mặc áo dài buồng ngủ khi nghe nhạc.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Chỉ ra các câu hỏi tu từ trong đoạn trích Trưởng giả học làm sang.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Những chi tiết diễn tả trang phục của ông Giuốc-đanh trong Trưởng giả học làm sang:

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Hành động cười của người hầu Ni-côn cho thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh trong đoạn trích Trưởng giả học làm sang có đặc điểm:

Ý kiến của em về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh khi em đặt mình vào vị trí của Ni-côn:

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Mong muốn của ông Giuốc-đanh khi đặt làm trang phục  trong Trưởng giả học làm sang:

Nét tính cách nổi bật ở nhân vật Giuốc-đanh:

Ông Giuốc-đanh dễ dàng bị những người thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu vì:

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Điều đáng chú ý của lời thoại trong các lớp kịch Trưởng giả học làm sang:

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật khác xoay quanh sự việc ông Giuốc-đanh mặc trang phục trong Trưởng giả học làm sang:

- Ông Giuốc-đanh với phó may:

- Ông Giuốc-đanh với thợ bạn:

- Ông Giuốc-đanh với Ni-côn:

Xem lời giải >>