Đề bài

Ông Giuốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn gì? Hãy chỉ ra nét tính cách nổi bật ở nhân vật và giải thích vì sao ông dễ dàng bị những người thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu trong đoạn trích Trưởng giả học làm sang

Phương pháp giải

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Ông Giuốc - đanh đặt làm trang phục với mong muốn trở thành quý tộc, được bước chân vào giới thượng lưu.

- Ở cảnh đầu của lớp kịch, tính cách ngu dốt, ngu muội của Giuốc-đanh thể hiện trong cuộc đối thoại với bác phó may.

- Tính cách trưởng giả học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh tiếp tục được bộc lộ. Lần này đến lượt tay thợ phụ lợi dụng ông ta.

- Ông dễ dàng bị thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu bởi ông hám danh đến mức lóa mắt, mù quáng, mê muội, không nhận ra được thật giả, thích những lời tâng bốc, tự huyễn hoặc về mình

Cách 2

- Mong muốn trở thành quý tộc, được bước chân vào giới thượng lưu.

- Tính cách nổi bật: háo danh, mu muội, ngờ nghệch, dễ bị lợi dụng.

- Lí do dễ bị lừa mị, lợi dụng…: vì thói học đòi làm sang, muốn trở thành quý tộc.

Cách 3

- Ông Giuốc - đanh đặt làm trang phục với mong muốn trở thành quý tộc, được bước chân vào giới thượng lưu. 

- Nét tính cách của Giuốc-đanh: ngu dốt, ưa xu nịnh, học đòi làm sang.

- Ông dễ dàng bị những người như thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu vì Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Người ta cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Người ta cười khi thấy ông cứ moi mãi tiền ra để mua lấy mấy cái danh hão.

Ông dễ dàng bị thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu bởi ông Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Tác giả đã xây dựng nhiều tình huống và hành động kịch có tính cường điệu để khắc hoạ đậm nét tính cách này : ông Giuốc-đanh ngớ ngẩn đến mức tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng ; tung tiền ra để được tôn xưng bằng những cái danh hão.. Khán giả được dịp cười sảng khoái khi chứng kiến cảnh ông Giuốc-đanh bị bốn tay thợ phụ lột quân áo ra, mặc cho bộ lễ phục lố lăng mà vẫn vênh vang ra vẻ ta đây là nhà quý phái.

Cách 4

Ông Giuốc - đanh đặt làm trang phục với mong muốn trở thành quý tộc, được bước chân vào giới thượng lưu. 

Tác giả chuyển tiếp từ cảnh trước sang cảnh sau một cách tự nhiên và khéo léo. Khi ông Giuốc-đanh vừa mặc xong bộ lễ phục là được tay thợ phụ tôn xưng là “ông lớn” ngay, khiến ông sung sướng vì tưởng rằng cứ mặc lễ phục vào là nghiễm nhiên trở thành quý phái. Tay thợ phụ ranh mãnh nắm đúng điểm yếu của ông Giuốc-đanh nên dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền. Mức độ ranh mãnh của tay thợ phụ và tính cách trưởng giả học làm sang của ông Giuốc-đanh cứ tăng tiến dần qua các danh xưng càng lúc càng tôn cao dần : từ “ông lớn” đến “cụ lớn” rồi đến “đức ông”. Đoạn này còn hé ra nét tính cách của một gã trọc phú giàu có và keo kiệt. Ngay trong giây phút ngây ngất hạnh phúc, ông Giuốc-đanh vẫn tỉnh táo nghĩ đến túi tiên của mình. Khi tay thợ phụ không tung hô thêm nữa, ông nghĩ (qua lời nói riêng) : “Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi”. Nhưng chính qua chỉ tiết này, tác giả càng tô đậm hơn tính cách trưởng giả học làm sang của ông Giuốc-đanh : dù keo kiệt nhưng lão sẵn sàng cho hết cả tiên để được làm sang.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hãy chia sẻ những cảm nhận của em về một diễn viên hài hoặc bộ phim, tiểu phẩm, chương trình mà em yêu thích.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tại sao trong đoạn trích Trưởng giả học làm sang, lời thoại của nhân vật Ni-côn chủ yếu là tiếng cười?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết nào trong đoạn trích Trưởng giả học làm sang?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Ở Lớp II, Hồi thứ ba, đoạn trích Trưởng giả học làm sang, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho biết điều gì về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh? Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Lời thoại trong các lớp kịch có gì đáng chú ý?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Xoay quanh sự việc ông Giuốc-đanh mặc trang phục, em hãy chỉ ra những nét tương phản trong hành động của nhân vật này và các nhân vật khác trong đoạn trích Trưởng giả học làm sang

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích Trưởng giả học làm sang

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích Trưởng giả học làm sang, em sẽ chọn trang phục, thể hiện dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có những người như ông Giuốc-đanh không? Cho ví dụ.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích Trưởng giả học làm sang trên.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Căn cứ vào lời thoại của các nhân vật, em hãy mô tả đầy đủ trang phục của ông Giuốc-đanh trong văn bản Trưởng giả học làm sang.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Ông Giuốc-đanh trong văn bản Trưởng giả học làm sang có thực sự trở thành người “sang” (quý tộc) như ông mong muốn khi dùng những trang phục đó không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Ở Hồi thứ ba, Lớp II văn bản Trưởng giả học làm sang, hành động nào của nhân vật Ni-côn được lặp lại nhiều lần? Hãy nhận xét về thái độ của nhân vật Ni-côn qua hành động đó.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Mâu thuẫn giữa khả năng và ý đồ làm thành xung đột chủ yếu của vở kịch I văn bản Trưởng giả học làm sang gì? Em hãy chỉ ra một chi tiết biểu hiện xung đột này trong đoạn trích.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tại sao đám thợ bạn trong văn bản Trưởng giả học làm sang lại không ngừng tăng cấp danh xưng cho ông Giuốc-đanh? Thái độ của ông Giuốc-đanh đối với hành động này của đá thợ bạn như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Hành động đi ra phố của ông Giuốc-đanh trong văn bản Trưởng giả học làm sang nhằm mục đích gì? Em đánh giá như thế nào về hành động đó?

Xem lời giải >>
Bài 17 :
Trong các câu sau, câu nào là câu hỏi tu từ? Vì sao? - Lại còn phải bảo cái đó à? Những người quý phái mặc ngược hoa à? Bác cho rằng tôi mặc thế này có vừa sát không? - Mày không thôi đi phỏng?
Xem lời giải >>
Bài 18 :

Tại sao ông Giuốc-đanh trong Trưởng giả học làm sang dễ dàng thỏa hiệp với phó may khi thấy áo chật và may hoa ngược?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Chỉ ra những đối nghịch trong lời thoại của hai nhân vật Giuốc-đanh và phó may trong Trưởng giả học làm sang

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Trong phần lời dẫn (in nghiêng) có chỉ dẫn cách các thợ bạn mặc trang phục cho ông Giuốc-đanh. Việc thực hiện “nghi lễ” mặc áo này có gì mâu thuẫn với lời nói của phó may khi ông ta giới thiệu đây là “cách thức mặc cho những người quý phái”?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Theo em, thái độ, tâm trạng của ông Giuốc-đanh khi được mặc áo mới trong Trưởng giả học làm sang như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Xác định vị trí đoạn trích trong SBT Ngữ văn 8 - KNTT tập 1 so với đoạn trích trong SGK (tr. 101 – 105). Chỉ ra những liên hệ giữa đoạn trích này và đoạn trích trong SGK ở việc biểu hiện tính cách nhân vật ông Giuốc-đanh.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Ông Giuốc-đanh đã có những hành động gì để thực hiện mong muốn thành người quý tộc?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Hãy nêu nhận xét về chi tiết ông Giuốc-đanh mặc đồ ngủ để học nhạc, học múa và chi tiết ông băn khoăn mặc hay không mặc áo dài buồng ngủ khi nghe nhạc.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Chỉ ra các câu hỏi tu từ trong đoạn trích Trưởng giả học làm sang.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Những chi tiết diễn tả trang phục của ông Giuốc-đanh trong Trưởng giả học làm sang:

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Hành động cười của người hầu Ni-côn cho thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh trong đoạn trích Trưởng giả học làm sang có đặc điểm:

Ý kiến của em về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh khi em đặt mình vào vị trí của Ni-côn:

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Mong muốn của ông Giuốc-đanh khi đặt làm trang phục  trong Trưởng giả học làm sang:

Nét tính cách nổi bật ở nhân vật Giuốc-đanh:

Ông Giuốc-đanh dễ dàng bị những người thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu vì:

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Điều đáng chú ý của lời thoại trong các lớp kịch Trưởng giả học làm sang:

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật khác xoay quanh sự việc ông Giuốc-đanh mặc trang phục trong Trưởng giả học làm sang:

- Ông Giuốc-đanh với phó may:

- Ông Giuốc-đanh với thợ bạn:

- Ông Giuốc-đanh với Ni-côn:

Xem lời giải >>