Đề bài

Cho tam giác nhọn ABC (AB<AC) nội tiếp đường tròn (O) đường kính AD = 2R. Gọi M là trung điểm của cạnh BC và H là trực tâm của tam giác ABC. Chứng minh:

a) \(BD \bot AB,CD \bot AC.\)

b) Tứ giác BHCD là hình bình hành.

c) \(A{C^2} + B{H^2} = 4{R^2}.\)

d) Ba điểm H, M, D thẳng hàng và AH = 2OM.

Phương pháp giải

a) Dựa vào định lý: Trong một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh và bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó vuông.

b) Chứng minh BH//CD, HC//BD thông qua mối quan hệ từ vuông góc đến song song.

c) Áp dụng định lý Pytago trong tam giác vuông ACD.

d) H, M, D thẳng hàng: Chỉ ra M là giao điểm của 2 đường chéo trong hình bình hành BHCD.

AH = 2OM: Chứng minh OM là đường trung bình của tam giác AHD. 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a)     Chứng minh: \(BD \bot AB\)

Vì tam giác ABD nội tiếp đường tròn (O) nên AO = OB = OD Mà AD là đường kính của (O) suy ra \(OA = OD = \frac{{AD}}{2}.\)

Do đó \(OB = OA = OD = \frac{{AD}}{2}.\)

Xét tam giác ABD có đường trung tuyến BO và \(OB = \frac{{AD}}{2}\) nên tam giác ABD vuông tại B, suy ra \(BD \bot AB\)

Chứng minh: \(CD \bot AC.\)

Vì tam giác ACD nội tiếp đường tròn (O) nên AO = OC = OD Mà AD là đường kính của (O) suy ra \(OA = OD = \frac{{AD}}{2}.\)

Do đó \(OC = OA = OD = \frac{{AD}}{2}.\)

Xét tam giác ACD có đường trung tuyến CO và \(OC = \frac{{AD}}{2}\) nên tam giác ACD vuông tại C, suy ra \(CD \bot AC.\)

b)    Ta có: H là trực tâm của tam giác ABC nên \(BH \bot AC\),\(CH \bot AB\)

Ta lại có:

\(BH \bot AC\), \(CD \bot AC\)(câu a) nên BH // DC.

\(CH \bot AB\), \(BD \bot AB\) (câu a) nên CH // BD.

Xét BHCD có: BH // DC, CH // BD (cmt) suy ra BHCD là hình bình hành (dhnb).

c)     Do BHCD là hình bình hành nên BH = CD.

Xét tam giác ADC vuông tại C có: \(A{C^2} + C{D^2} = A{D^2}\), mà BH = CD, AD = 2R nên:

\(A{C^2} + B{H^2} = 4{R^2}\).

d)    Do BHCD là hình bình hành, M là trung điểm của đường chéo BC nên M cũng là trung điểm của đường chéo HD. Hay H, M, D thẳng hàng.

Xét tam giác AHD có: M là trung điểm của HD (cmt), O là trung điểm của AD nên OM là đường trung bình, suy ra \(OM = \frac{1}{2}AH\) hay \(AH = 2OM.\)

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Cho tam giác \(ABC\) nội tiếp đường tròn tâm \(O.\) Gọi $P,\,Q,R$ lần lượt là giao điểm của các tia phân giác trong góc \(A,\,B,\,C\) với đường tròn. Giả sử rằng \(S = AP \cap RQ.\) Khi đó:

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Cho d là đường trung trực của đoạn thẳng AB và O là một điểm trên d (H.9.12). Hỏi đường tròn tâm O đi qua điểm A thì có đi qua điểm B không?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Cho tam giác ABC có ba đường trung trực đồng quy tại O (H.9.13). Hãy giải thích tại sao đường tròn (O; OA) đi qua ba đỉnh của tam giác ABC.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hãy kể tên bốn tam giác nội tiếp đường tròn (O) trong Hình 9.14.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Gọi H là trực tâm của tam giác ABC. Chứng minh rằng \(\widehat {BAH} = \widehat {OAC}\).

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Gọi O là giao điểm của đường trung trực của đoạn thẳng AB và BC (Hình 1).

a) So sánh độ dài của đoạn thẳng OA, OB và OC.

b) Vẽ đường tròn đi qua ba điểm A, B, C.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cho biết các đỉnh của tam giác ABC (Hình 2) có thuộc đường tròn (O) hay không?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Quan sát Hình 4 và cho biết trong hai đường tròn (O) và (I), đường tròn nào ngoại tiếp tam giác ABC, đường tròn nào ngoại tiếp tam giác ABD?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Vẽ tam giác ABC. Vẽ ba đường trung trực của tam giác ABC và xác định giao điểm O của chúng. Giải thích vì sao đường tròn tâm O bán kính OA đi qua cả ba đỉnh của \(\Delta \)ABC. (Hình 7.2)

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O), AD là đường kính của (O) và H là trực tâm của \(\Delta \)ABC. Chứng minh BHCD là hình bình hành.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

\(\Delta ABC\) nội tiếp đường tròn \(\left( O \right)\). Biết rằng \(\widehat {BOC} = 120^\circ \), \(\widehat {BAC}\) có số đo bằng

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Cho tam giác \(ABC\) nhọn, nội tiếp trong đường tròn \(\left( {O;R} \right)\). H là trực tâm của tam giác \(ABC\). Vẽ \(OK \bot BC\,\,\left( {K \in BC} \right)\). Tỉ số \(\frac{{OK}}{{AH}}\) là:

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Cho tam giác \(ABC\) cân tại \(A\) có \(\widehat A = {120^o}\) nội tiếp đường tròn \(\left( {O;\,\,3\,{\rm{cm}}} \right)\). Khi đó diện tích tam giác \(ABC\) là

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Cho tam giác \(ABC\) nhọn \(\left( {AB < AC} \right)\) nội tiếp đường tròn \(\left( O \right)\)đường kính \(AD = 2R\). Gọi \(M\) là trung điểm của cạnh \(BC\), H là trực tâm của \(\Delta ABC\).

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Cho tam giác \(ABC\)\(\left( {AC < BC} \right)\) nội tiếp đường tròn \(\left( O \right)\) có \(AB\) là đường kính. Từ tâm \(O\) vẽ đường thẳng song song với \(AC\)và cắt \(\left( O \right)\) tại điểm \(I\) (\(I\) thuộc cung nhỏ $\overset\frown{BC}$). Vẽ tiếp tuyến của đường tròn \(\left( O \right)\) tại \(B\) và cắt đường thẳng \(OI\) tại \(M\).

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Vẽ đường tròn (O) ngoại tiếp tam giác MNP trong các trường hợp sau:

a) \(\widehat M,\widehat N,\widehat P\) đều nhọn;

b) \(\widehat M = {90^o}\)

c) \(\widehat M > {90^o}\)

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Cho tam giác nhọn ABC (\(\widehat B > \widehat C\)), phân giác AM. Gọi O, O1, O2 lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác ABC, AMB, AMC. Chứng minh rằng:

a) OO1, OO2, O1O2 lần lượt là các đường trung trực của AB, AC, AM;

b) Tam giác OO1O2 cân.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Biết rằng \(\widehat {ACB} = {50^o},\widehat {ABC} = {70^o}\), tính số đo các cung nhỏ $\overset\frown{BC},\overset\frown{CA},\overset\frown{AB}$ của đường tròn (O).

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Cho tam giác ABC cân tại A và nội tiếp đường tròn (O). Tính số đo các góc của tam giác ABC, biết rằng \(\widehat {BOC} = {100^o}\).

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Cho tam giác ABC có trực tâm H và nội tiếp đường tròn (O). Chứng minh rằng:

a) \(\widehat {OBC} = {90^o} - \widehat {BAC}\);

b) \(\widehat {BAH} = \widehat {OAC}\).

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O). Cho điểm M trên cạnh BC của tam giác ABC và điểm D trên cung nhỏ BC của (O) sao cho \(\widehat {BAD} = \widehat {MAC}\). Chứng minh rằng $\Delta AMB\backsim \Delta ACD$.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Cho tam giác ABC có đường cao AH (H\( \in \)BC) và nội tiếp đường tròn (O). Vẽ đường kính AD của đường tròn (O). Chứng minh AB.AC = AH.AD

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Gọi H là trực tâm của tam giác ABC. Chứng minh rằng \(\widehat {BAH} = \widehat {OAC}\).

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Trên các cạnh AB, AC lần lượt lấy các điểm M và N (M khác A và B, N khác A và C). Giả sử đường tròn ngoại tiếp tam giác AMN cắt đường tròn (O) tại một điểm S khác A. Chứng minh rằng \(\frac{{SM}}{{SB}} = \frac{{SN}}{{SC}}\).

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Biết rằng \(\widehat {BOC} = {120^o}\) và \(\widehat {OCA} = {20^o}\). Tính số đo các góc của tam giác ABC.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Cho tam giác ABC nhọn có trực tâm H và nội tiếp đường tròn (O). Lấy D là điểm đối xứng với A qua O. Chứng minh rằng DH đi qua trung điểm BC.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O). Gọi H là trực tâm của tam giác ABC và M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng \(AH = 2OM\).

Xem lời giải >>