Kiều ở lầu Ngưng Bích được coi là một trong những đoạn trích thể hiện tài năng của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Hãy phân tích tám dòng thơ cuối để làm sáng rõ điều đó.
Chú ý nghệ thuật tả cảnh ngụ tình ở 8 dòng thơ cuối
Cách 1
Cảnh vật là hư, đây là tâm trạng chứ không phải cảnh thực. Mỗi cảnh có nét riêng đồng thời lại có nét chung diễn tả tâm trạng của Kiều. Cánh buồm nhỏ xa xăm vô định như cuộc đời nàng giữa biển đời vô hướng. Cánh hoa bị vùi dập như số kiếp trôi nổi của nàng. Nội cỏ rầu rầu một màu đơn điệu như màu sắc cuộc đời nàng tẻ nhạt. Gió cuốn, sóng ầm ầm chính là dông tố cuộc đời, một nỗi bàng hoàng lo sợ. Điệp ngữ “Buồn trông” lặp lại bốn lần đặt ở đầu mỗi câu lục diễn tả đôi mắt buồn nhìn và bao trùm lên hết thảy cảnh vật. Nguyễn Du đã kết hợp không gian xa đến gần, thu vào tâm tư người con gái nỗi cô đơn, sầu nhớ, đau đớn và lo sợ. Bằng biện pháp tả cảnh ngụ tình, nhà thơ đã khắc họa tâm trạng lạc lõng, cô đơn, đầy âu lo của Thúy Kiều về số phận của chính mình.
Cách 2- Giải thích:
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng.
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình được sử dụng đầy tài tình trong 8 câu thơ cuối đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích".
→ Bộc lộ tâm trạng cô đơn, đau khổ và những dự cảm không lành về tương lai sóng gió của Thúy Kiều.
- Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu cuối "Kiều ở lầu Ngưng Bích":
+ "cửa bể chiều hôm", "cánh buồm xa xa": nỗi cô đơn, chơi vơi, lạc lõng của Thúy Kiều nơi đất khách.
+ "ngọn nước mới sa" và "hoa trôi man mác": Gợi ra cái nhỏ bé, lênh đênh, trôi nổi của một kiếp người.
+ "nội cỏ rầu rầu", "một màu xanh xanh": thể hiện cho cuộc đời tàn lụi héo úa, một màu xanh nhợt nhạt, đơn sắc, đó là lúc tâm trạng Kiều vô cùng tuyệt vọng, chán nản.
+ "gió cuốn mặt duềnh", "Ầm ầm tiếng sóng": sóng biển gào thét dữ dội như chính sự đáng sợ của tương lai và viễn cảnh sau này của cuộc đời Kiều, Kiều lúc này lo sợ, sợ hãi đến hoảng loạn.
- Đánh giá chung: Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình góp phần truyền tải mỗi biểu hiện của cảnh đều phù hợp với từng trạng thái của tình. Thể hiện ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế cả khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình.
Các bài tập cùng chuyên đề
Văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích được trích từ tác phẩm nào?
Tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc thể loại gì?
Văn bản có bố cục gồm mấy phần?
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm ở phần nào của truyện Kiều?
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là?
Văn bản nói về nội dung gì?
Tích vào các đáp án đúng.
Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích?
Vì đâu Kiều có mặt tại lầu Ngưng Bích?
Chú ý việc sử dụng từ ngữ để diễn tả hoàn cảnh của Kiều
Chú ý biện pháp tả cảnh ngụ tình
Dự cảm tương lai được thể hiện qua hình ảnh nào?
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có thể chia làm mấy phần? Trình bày nội dung chính của mỗi phần.
Khung cảnh được miêu tả ở sáu dòng thơ đầu có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng của Thuý Kiều?
Thuý Kiều lần lượt nhớ tới những ai? Theo em, trình tự nỗi nhớ đó có hợp lí không? Vì sao?
Theo em, tám dòng thơ từ dòng 7 đến dòng 14 trong đoạn trích là lời của ai? Vì sao em biết điều đó? Những lời này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội tâm nhân vật?
Dựa vào 14 dòng thơ đầu, em hãy chuyển thành một đoạn văn xuôi.
Sáu câu thơ đầu trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích nói về điều gì?
Từ khóa xuân trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích có nghĩa là gì?
Cụm từ chén nguyệt dưới đồng gợi Thúy Kiều nỗi nhớ về ai?
Những điển cố như Sân Lai, gốc tử, quạt nồng ấp lạnh được sử dụng nhằm mục đích gì?
Trong 8 câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng đặc trưng nhất?
Tâm trạng của Thúy Kiều trong 8 câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích là gì?
Kiều ở lầu Ngưng Bích là một đoạn thơ cho thấy cảnh cô đơn, buồn tủi, tấm lòng nhớ các em của Thúy Kiều, đúng hay sai?
Cách hiểu đúng nhất về từ “chén đồng” trong đoạn thơ trên?
Tại sao Thúy Kiều lại nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau?
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có thể chia làm mấy phần? Trình bày nội dung chính của mỗi phần.
Trong câu thơ “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, / Tin sương luống những rày trông mai chờ” của bài thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích, Thuý Kiều nhớ tới điều gì?
A. Những đêm ngắm trăng cùng gia đình
B. Buổi trao duyên cho Thuý Vân
C. Buổi hẹn ước thề nguyền cùng Kim Trọng
D. Đêm trăng tháng Ba sau buổi du xuân cùng các em
Khung cảnh được miêu tả ở sáu dòng thơ đầu bài thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng của Thuý Kiều?
Phân tích nỗi nhớ thương của Thuý Kiều trong tám dòng thơ từ dòng 7 đến dòng 14 bài thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích. Chỉ ra vai trò của lời độc thoại trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật.
Kiều ở lầu Ngưng Bích được coi là một trong những đoạn trích thể hiện tài năng của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Hãy phân tích tám dòng thơ cuối để làm sáng rõ điều đó.