Đề bài

Chú ý biện pháp tả cảnh ngụ tình

Phương pháp giải

Đọc kĩ những câu thơ miêu tả cảnh vật nhưng để nói lên tâm trạng

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Tả cảnh ngụ tình: Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. Tác giả miêu tả cảnh vật bên ngoài lầu Ngưng bích để làm nổi bật hoàn cảnh cô đơn, tâm trạng lo lắng, khổ sở, cô quạnh của Thúy Kiều

Cách 2

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là nghệ thuật mà trong đó tác giả đã mượn khung cảnh để gửi gắm tâm trạng nhân vật. Cảnh không chỉ đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng của con người. Cảnh là phương tiện miêu tả còn tâm trạng mới chính là mục đích miêu tả. Trong văn học xưa, phương pháp này được sử dụng khá nhiều và quen thuộc. Với tài năng của mình, nhà thơ Nguyễn Du đã cho thấy mình là một trong những bậc thầy của việc sử dụng nghệ thuật này. Và chính ông cũng đã từng khẳng định “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

– Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được sử dụng trong tám câu cuối của đoạn trích:

+ Hai câu thơ: “Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.” khung cảnh thiên nhiên cửa bể buổi chiều hôm và cánh buồm nhỏ xa xăm, vừa thể hiện nỗi nhớ thương cha mẹ, quê hương của Thúy Kiều, vừa thể hiện sự vô định, lạc trôi giữa biền đời bất định của cuộc đời nàng.

+ Hai câu thơ: “Buồn trông mặt nước mới sa/Hoa trôi man mác biết là về đâu” tác giả thể hiện nỗi nhớ người yêu, xót xa cho tình duyên lỡ dở của Kiều. Hình ảnh những cánh hoa trôi giữa dòng nước cũng giống như cuộc đời của Kiều bị vùi dập lúc bấy giờ.

+ Hai câu thơ: “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” thể hiện sự Kiều đang buồn tủi, đau đớn cho chính bản thân mình. Nội cỏ rầu rầu một màu thật đơn điệu, như chính sắc màu cuộc đời buồn tẻ, nhàm chán của nàng.

+ Hai câu thơ: “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” đây là câu thơ khiến người đọc cảm nhận được âm thanh của tiếng sóng vỗ đang kêu. Nhưng tiếng sóng đó cũng chính là tiếng sóng trong bể giông đang bủa vây lấy cuộc đời của nàng Kiều. Qua tiếng sóng, Kiều dự cảm được điều đó nên càng thấy xót xa và đau đớn.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích được trích từ tác phẩm nào?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc thể loại gì?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Văn bản có bố cục gồm mấy phần?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm ở phần nào của truyện Kiều?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Văn bản nói về nội dung gì?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tích vào các đáp án đúng.

Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Vì đâu Kiều có mặt tại lầu Ngưng Bích?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Chú ý việc sử dụng từ ngữ để diễn tả hoàn cảnh của Kiều

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Dự cảm tương lai được thể hiện qua hình ảnh nào?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có thể chia làm mấy phần? Trình bày nội dung chính của mỗi phần.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Khung cảnh được miêu tả ở sáu dòng thơ đầu có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng của Thuý Kiều?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Thuý Kiều lần lượt nhớ tới những ai? Theo em, trình tự nỗi nhớ đó có hợp lí không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Theo em, tám dòng thơ từ dòng 7 đến dòng 14 trong đoạn trích là lời của ai? Vì sao em biết điều đó? Những lời này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội tâm nhân vật?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Kiều ở lầu Ngưng Bích được coi là một trong những đoạn trích thể hiện tài năng của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Hãy phân tích tám dòng thơ cuối để làm sáng rõ điều đó.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Dựa vào 14 dòng thơ đầu, em hãy chuyển thành một đoạn văn xuôi.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Sáu câu thơ đầu trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích nói về điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Từ khóa xuân trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích có nghĩa là gì?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Cụm từ chén nguyệt dưới đồng gợi Thúy Kiều nỗi nhớ về ai?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Những điển cố như Sân Lai, gốc tử, quạt nồng ấp lạnh được sử dụng nhằm mục đích gì?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Trong 8 câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng đặc trưng nhất?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Tâm trạng của Thúy Kiều trong 8 câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích là gì?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một đoạn thơ cho thấy cảnh cô đơn, buồn tủi, tấm lòng nhớ các em của Thúy Kiều, đúng hay sai?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Cách hiểu đúng nhất về từ “chén đồng” trong đoạn thơ trên?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Tại sao Thúy Kiều lại nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có thể chia làm mấy phần? Trình bày nội dung chính của mỗi phần.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Trong câu thơ “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, / Tin sương luống những rày trông mai chờ” của bài thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích, Thuý Kiều nhớ tới điều gì?

A. Những đêm ngắm trăng cùng gia đình

B. Buổi trao duyên cho Thuý Vân

C. Buổi hẹn ước thề nguyền cùng Kim Trọng

D. Đêm trăng tháng Ba sau buổi du xuân cùng các em

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Khung cảnh được miêu tả ở sáu dòng thơ đầu bài thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng của Thuý Kiều?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Phân tích nỗi nhớ thương của Thuý Kiều trong tám dòng thơ từ dòng 7 đến dòng 14 bài thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích. Chỉ ra vai trò của lời độc thoại trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Kiều ở lầu Ngưng Bích được coi là một trong những đoạn trích thể hiện tài năng của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Hãy phân tích tám dòng thơ cuối để làm sáng rõ điều đó.

Xem lời giải >>