Hãy phân tích tâm trạng của nhà thơ được diễn tả trong đoạn thơ từ dòng 23 đến hết?
- Đọc kĩ văn bản
- Đưa ra phân tích, nhận xét
Cách 1
Nỗi trống vắng khi bạn mất được biểu hiện qua những hình ảnh:
+ Chân tay rụng rời: nỗi đau tinh thần chuyển hóa thành nỗi đau thể xác.
+ Rượu ngon không có bạn hiền, câu thơ nghĩ đắn đo không viết, viết đưa ai, ai biết mà đưa: không có người tri âm, tri kỉ, không có người thấu hiểu.
+ Giường kia treo cũng hững hờ, đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn: vật còn mà người đi vật, đồ vật trở nên vô tri.
Biện pháp tu từ:
+ Phép điệp liên hoàn, điệp vòng tròn: Không mua không phải không tiền không mua; Viết đưa ai, ai biết mà đưa.
+ Thủ pháp đối lập giữa cái còn và cái mất, vật còn mà người đã đi xa
+ Sử dụng thể thơ song thất lục bát, thể thơ quen thuộc của ngâm khúc để bày tỏ cảm xúc da diết, quặn thắt.
Cách 2- Nững hình ảnh:
+ Chân tay rụng rời
+ Rượu ngon không có bạn hiền, câu thơ nghĩ đắn đo không viết, viết đưa ai, ai biết mà đưa
+ Giường kia treo cũng hững hờ, đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn
- Biện pháp tu từ:
+ Điệp liên hoàn, điệp vòng tròn: Không mua không phải không tiền không mua; Viết đưa ai, ai biết mà đưa.
+ Thủ pháp đối lập: cái còn - cái mất, vật còn mà người đã đi xa
+ Thể thơ song thất lục bát
Cách 3- Nỗi câu đớn cực tả, bàng hoàng không kể xiết của tác giả được thể hiện qua hình ảnh “chân tay rụng rời”. Đoạn thơ thể hiện sâu sắc tâm lí và tình cảm người già khi được tin bạn mất:
"Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,
Tôi lại đau trước bác mấy ngày.
Làm sao bác vội về ngay?
Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời!".
Các tiếng "tôi" và "bác" xuất hiện nhiều lần trong đoạn thơ như hai linh hồn đang nương tựa vào nhau; nỗi đau buồn như được nhân lên gấp bội.
- Bạn hiền đã mất, còn lại mình Nguyễn Khuyến với nỗi cô đơn, trống vắng thì thiết tha gì những thú vui từng một thời say đắm, rượu ngon cũng trở nên vô vị, thú vui làm thơ cũng dần chán nản, bởi còn đâu người hợp ý để vui vầy, sẻ chia nữa. Tình cảm thắm thiết tri âm, tri kỷ ấy sánh ngang với điển cố của người xưa như tình bạn giữa Trần Phồn - Từ Trĩ, như Tử Kỳ - Bá Nha, sâu nặng, ân nghĩa vô cùng.
"Ai chẳng biết chán đời là phải,
Vội vàng sao đã mải lên tiên;
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa;
Giường kia treo những hững hờ,
Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn."
- Quay về với thực tại, trước vong linh người bạn hiền quá cố, Nguyễn Khuyến cuối cùng cũng đã thoát khỏi cái hồi tưởng xa xăm, trở về với hiện thực đau đớn, xót xa. Nhưng dẫu Dương Khuê có chết đi, thì tình cảm giữa hai người vẫn trường tồn mãi mãi, là thứ trân quý nhất trong cuộc đời mà Nguyễn Khuyến hằng trân trọng.
"Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!"
Nỗi đau đớn ấy đã không thể chảy thành hàng lệ dài, mà Nguyễn Khuyến giấu nó vào trong góc sâu nhất của trái tim, để tưởng nhớ mãi về một người bạn hiền tri âm tri kỷ. Những câu thơ cuối là lời buông thật nhẹ nhàng, buồn tủi, là sự chấp nhận của tâm hồn thi sĩ trước sự ra đi của bạn mình. Thôi đành hẹn kiếp sau lại được làm tri kỷ, kiếp này duyên trời coi như đã hết.
Các bài tập cùng chuyên đề
Chú ý cách sử dụng từ ngữ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến
Nhà thơ nhắc lại những kỉ niệm gì với bạn, theo trình tự nào?
Nỗi đau mất bạn của tác giả được thể hiện như thế nào?
Chú ý vai trò của các điển cố, điển tích được sử dụng?
Nhà thơ tự an ủi mình thế nào sau khi bạn mất?
Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát qua bài Khóc Dương Khuê?
Sự kiện tạo ra nguồn cảm xúc để nguyễn Khuyến viết bài thơ là gì? Sự kiện ấy chi phối bố cục của bài thơ như thế nào? Cho biết ý chính của mỗi phần theo bố cục ấy?
Tình cảm của Nguyễn Khuyến được thể hiện như thế nào trong hai dòng thơ đầu khi nghe tin bạn mất?
Những kỉ niệm nào về tình bạn đã được tác giả hồi tưởng như thế nào và theo trình tự nào trong đoạn thơ từ dòng 3 đến dòng 22?
Bài thơ Khóc Dương Khuê giúp em nhận thức gì về tình bạn, tình người trong cuộc sống?
Đâu không phải phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến?
Kỉ niệm nào không được Nguyễn Khuyến nhắc đến trong bài thơ khi nhắc về tình bạn với Dương Khuê?
Nguyễn Khuyến viết về thể loại nào?
Dòng nào sau đây là nhận định không chính xác về nội dung thơ văn Nguyễn Khuyến?
Nguyễn Khuyến dành cả cuộc đời làm quan, phụng sự cho đất nước, đúng hay sai?
Dòng nào sau đây nói đúng về năm sinh và năm mất của Nguyễn Khuyến?
Địa danh nào sau đây là quê của Nguyễn Khuyến?
“Tam nguyên Yên Đổ” là biệt danh mà người ta dùng để nói đến nhà khoa bảng nào sau đây trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam thời Trung đại?
Người đời đánh giá cao Nguyễn Khuyến về những khía cạnh nào sau đây?
Có ý kiến cho rằng:
“Ở hai câu thơ cuối, nhà thơ khuyên mình không nên khóc, bởi tuổi già còn ít nước mắt lắm, chỉ như những hạt sương mong manh thôi, làm sao có thể ép cho nước mắt tuôn chảy thành hai hàng chứa chan được. Nhưng nói như thế là nói lí. Tự nhà thơ vẫn hiểu rằng không thể “lấy nhớ làm thương” được, và càng hiểu rằng hai hàng nước mắt chứa chan của ông lúc này đâu phải do ông “ép lấy”. Mỗi chữ trong thơ ông đều đẫm đầy nước mắt, những hạt lệ từ một nỗi đau lớn, từ một tình bạn lớn”.
“Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết ai đưa, ai biết mà đưa”
Bốn câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Những chi tiết nào thể hiện nỗi đau đớn, trống vắng của Nguyễn Khuyến khi nghe tin bạn mất?
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở hai câu thơ đầu bài thơ Khóc Dương Khuê?
Câu thơ “Bác Dương thôi đã thôi rồi” được ngắt nhịp như thế nào?
Nội dung chính của hai câu thơ sau là:
“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”
Có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Khuyến là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh nhất là trong việc tả cảnh sắc thiên nhiên. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam vì những người, cảnh, vật qua cảm nhận của ông đều đậm đà phong vị của quê hương đất nước”. Ý kiến trên đúng hay sai?
Tích vào đáp án không phải phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến?
Ngôn ngữ trong bài thơ Khóc Dương Khuê:
Đâu không phải giá trị nghệ thuật bài thơ Khóc Dương Khuê?
Tên chữ Hán của bài thơ Khóc Dương Khuê là: