Nhận xét về cách đặt nhan đề và nêu tác dụng của lời đề từ
- Dựa vào nhan đề và ý hiểu của bản thân về tác phẩm để trả lời câu hỏi này.
- Chú ý điều được gợi mở từ câu thơ đề từ.
Cách 1
- Nhan đề “Tràng giang” với vần “ang” ở hai tiếng gợi ra không gian bất tận, mênh mông cả về chiều dài và chiều rộng của con sông. Vần “ang” kéo dài vô tận như nỗi niềm sầu muộn, suy tư của Huy Cận khi đứng trước sự mênh mông, vô định của dòng sông.
→ Nhan đề “Tràng giang” không chỉ góp phần hé mở nội dung bài thơ mà tràng giang còn chứa đựng được bao tâm sự, nỗi niềm thầm kín của Huy Cận về cuộc đời thế sự.
Lời đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”:
- Bâng khuâng: thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ trước những mênh mông, vô định của không gian rộng lớn.
- Trời rộng, được nhân hóa “nhớ sông dài” cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ
- Tràng Giang thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ của tác giả.
→ Lời đề từ chính là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.
Cách 2- Nhan đề:
+ Một từ Hán Việt mang sắc thái cổ kính, với nghĩa là sông dài.
+ Sử dụng hai vần vần mở, có độ vang, độ ngân xa liên tiếp nhau, gợi lên hình ảnh một con sông vừa dài vừa rộng.
- Lời đề từ: Khái quát một cách ngắn gọn, đầy đủ tình và cảnh trong bài thơ.
Cách 3-Nhận xét về cách đặt nhan đề và tác dụng của lời đề từ:
Nhan đề: Tràng Giang - "Dòng sông dài" - gợi tả cảnh sông nước mênh mông, rộng lớn.
Lời đề từ: Thể hiện tâm trạng buồn sầu, cô đơn của chủ thể trữ tình.
-Tác dụng:
Nhan đề và lời đề từ góp phần giới thiệu nội dung, chủ đề của bài thơ.
Tạo ra bầu không khí u buồn, ảm đạm cho bài thơ.
Giúp người đọc hiểu rõ hơn tâm trạng của chủ thể trữ tình.
Các bài tập cùng chuyên đề
Huy Cận sinh ra ở đâu?
Huy Cận tham gia mặt trận Việt Minh năm bao nhiêu?
Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Huy Cận trước cách mạng?
Tác phẩm Lửa thiêng của Huy Cận thuộc thể loại nào?
Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Huy Cận sau Cách mạng?
Huy Cận chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn học nào?
Phong cách sáng tác của Huy Cận:
Tràng giang được tin trong tập thơ nào?
Tràng giang được sáng tác năm bao nhiêu?
Bài thơ Tràng giang được sáng tác theo thể thơ:
Giá trị nội dung của bài thơ Tràng giang:
Đáp án nào dưới đây không phải là nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Tràng giang?
Nội dung chính của khổ thơ dưới đây:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
(Tràng giang – Huy Cận)
Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”
(Tràng giang – Huy Cận)
Nhan đề “Tràng giang” có nghĩa là:
Nhà thơ nào là bạn tâm giao của Huy Cận?
Đâu không phải là tập thơ của Huy Cận sau CMT8?
Huy Cận cùng quê với nhà thơ nào dưới đây?
Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng từ thời kì nào?
Theo bạn, khi đứng trước cảnh trời nước mênh mông buổi hoàng hôn, con người thường dễ nảy sinh tâm trạng, nỗi niềm gì?
Bạn hình dung như thế nào về cảnh “nắng xuống, trời lên sâu chót vót?”
Những hình ảnh trong khổ thơ này bộc lộ tâm trạng gì của chủ thể trữ tình?
Xác định nội dung bao quát của bài thơ và nội dung chính của từng khổ thơ.
Phân tích vai trò của vần, nhịp thơ trong việc thể hiện tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình
Theo bạn, trong sự tương phản với không gian “trời rộng", “sông dài", các hình ảnh “thuyền", “củi" (khổ 1), “cồn nhỏ", “bến cô liêu", (khổ 2), “bèo dạt…” (khổ 3), “chim nghiêng cánh nhỏ…” (khổ 4) biểu trưng cho điều gì?
Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
So sánh Tràng giang (Huy Cận) và Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu) để làm rõ:
a. Những điểm tương đồng và khác biệt trong khổ thơ cuối
b. Những điểm khác biệt về đề tài và hình thức thể loại giữa hai bài thơ.
Bài thơ Tràng giang được sáng tác theo phong cách nào? Căn cứ vào đâu để bạn kết luận như vậy?
Đáp án nào sau đây ĐÚNG khi nói về Huy Cận?
Đâu KHÔNG phải là nơi Huy Cận đã từng học?