Đề bài

Tìm hiểu và chia sẻ với các bạn cùng lớp những điều bạn biết về lầu Hoàng Hạc ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Phương pháp giải

- Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu. 

- Chia sẻ thêm thông tin về địa danh này.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Hoàng Hạc Lâu là một ngôi tháp lịch sử, được cất trên vực đá Hoàng Hạc của núi Xà Sơn bên bờ sông Dương Tử, thuộc thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Hoàng Hạc Lâu được xem là một trong Tứ đại danh lâu của Trung Quốc và là ngôi lầu nổi tiếng được các thi nhân ca tụng.

Cách 2

Hoàng Hạc lâu (黃鶴樓) là một ngôi tháp lịch sử, được cất trên vực đá Hoàng Hạc của núi Xà Sơn bên bờ sông Dương Tử, thuộc thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Hoàng Hạc Lâu được xem là một trong Tứ đại danh lâu của Trung Quốc và là ngôi lầu nổi tiếng được các thi nhân ca tụng.

Lầu Hoàng Hạc đầu tiên được xây dựng ở trên ghềnh đá Hoàng Hạc thuộc huyện Vũ Xương tỉnh Hồ Bắc vào năm Hoàng Vũ thứ 2 đời nhà Ngô thời Tam Quốc (223 Tây Lịch). Đến nay suốt 1762 năm đã có 12 lần bị thiêu hủy, 12 lần xây cất lại, mỗi lần lại cao hơn và có nhiều tầng hơn.

Tên gọi " Lầu Hoàng Hạc " bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian. Tương truyền Phí Văn Vi, một tu sĩ đắc đạo thành tiên thường cưỡi hạc vàng ngao du sông thủy. Một hôm, tiên và hạc bay ngang Vũ Hán và dừng chân lại trên "Đồi Rắn" để nhìn ngắm, một bên là cảnh đẹp hùng vĩ của Trường Giang và bên kia là Ngũ Hồ trong khói sương diễm lệ. Người đời sau đã từ nơi tiên cưỡi hạc vàng bay đi xây lên một tháp lầu đặt tên là Hoàng Hạc Lâu.

Lầu Hoàng Hạc ngày xưa là nơi gặp mặt tao đàn của các văn nhân mặc khách đương thời. Trong thời Đường (618-907), các thi nhân đến Hoàng Hạc Lâu để vừa thưởng ngoạn phong cảnh non nước mây ngàn hữu tình, vừa uống rượu làm thơ.

Chinh chiến các thời đại phá hủy những kiến trúc Hoàng Hạc Lâu và đều được tái thiết. Ngôi lầu cuối cùng Thanh Lâu cắt năm 1868 và bị hủy hoại năm 1884. Năm 1957 khi ngôi cầu đầu tiên vượt sông Dương Tử được xây cất, vị trí cũ của Hoàng Hạc Lâu bị trưng dụng và các kiến trúc Hoàng Hạc Lâu được dời cách vị trí cũ 1 km.

 

Tháng 10 năm 1981, Hoàng Hạc Lâu được tái thiết và tháng 6 năm 1985 khánh thành. Tháp hiện nay là một công trình được xây lại bằng vật liệu hiện đại và có một cầu thang máy. Hoàng Hạc Lâu bây giờ nằm trong Hoàng Hạc Công Viên là nơi thu hút du khách trong và ngoài nước Trung Quốc.

Cách 3

Hoàng Hạc lâu tọa lạc tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Là một trong Tứ đại danh lâu nổi tiếng nhất đất nước, Hoàng Hạc lâu sừng sững bên bờ sông Dương Tử thơ mộng, mang theo giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật vô giá.

Lịch sử lâu đời:

+Lần đầu tiên được xây dựng vào năm 223, Hoàng Hạc lâu trải qua bao thăng trầm lịch sử với 12 lần bị phá hủy và tái thiết.

+Mỗi lần tái thiết, lầu lại được nâng cao và mở rộng, mang những dấu ấn kiến trúc độc đáo của từng thời kỳ.

+Lần xây dựng gần đây nhất vào năm 1981, Hoàng Hạc lâu hiện nay cao 51m với 5 tầng, kết hợp hài hòa giữa kiến trúc cổ kính và hiện đại.

Giá trị văn hóa:

+Nơi đây gắn liền với truyền thuyết về hạc vàng, biểu tượng cho sự may mắn và trường thọ.

+Trải qua nhiều triều đại, Hoàng Hạc lâu là nguồn cảm hứng bất tận cho các thi nhân, văn sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ.

+Nơi lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị như thơ ca, tranh ảnh, thư pháp,…

+Hoàng Hạc lâu là biểu tượng cho lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc của người Trung Quốc.

Điểm du lịch hấp dẫn:

+Hoàng Hạc lâu thu hút du khách bởi kiến trúc nguy nga, tráng lệ, hòa quyện cùng cảnh quan sông nước hữu tình.

+Du khách có thể lên lầu để ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Vũ Hán sôi động và dòng sông Dương Tử cuộn chảy.

+Trải nghiệm văn hóa địa phương, thưởng thức ẩm thực đặc trưng của Vũ Hán.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hai câu đầu có tuân thủ luật bằng trắc của thơ Đường không?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Theo bạn, vì sao khói sóng trên sông lại khiến chủ thể trữ tình cảm thấy buồn

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Xác định chủ thể trữ tình và nội dung bao quát của bài thơ

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Phân tích tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình bộc lộ trong bài thơ (lưu ý bốn dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Nhận xét về bố cục, cách sử dụng vần, nhịp, đối trong bài thơ

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Theo bạn, các hình ảnh, điển tích, điển cố có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Hoàng Hạc lâu được sáng tác theo phong cách nào? Theo bạn, bài thơ đã thể hiện rõ nhất đặc điểm gì của phong cách đó?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Kẻ bảng sau vào vở và điền thông tin thích hợp vào bảng:

Tác phẩm, tác giả

Phong cách sáng tác

Thời kì văn học (trung đại, hiện đại)

Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)

 

 

Độc “Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du)

 

 

Thơ duyên (Xuân Diệu)

 

 

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tác giả Thôi Hiệu sống trong triều đại nào?

  • A.

    Nhà Hán

  • B.

    Nhà Đường

  • C.

    Nhà Tống

  • D.

    Nhà Nguyên

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tác giả Thôi Hiệu quê ở đâu?

  • A.

    Hà Nam, Trung Quốc

  • B.

    Hồ Bắc, Trung Quốc

  • C.

    Thượng Hải, Trung Quốc

  • D.

    Hàng Châu, Trung Quốc

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tác giả đỗ tiến sĩ năm bao nhiêu?

  • A.

    721

  • B.

    722

  • C.

    723

  • D.

    724

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Đâu là năm sinh năm mất của tác giả?

  • A.

    703- 754

  • B.

    704 - 754

  • C.

    705 - 754

  • D.

    706 - 754

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Đâu là tác phẩm của Thôi Hiệu?

  • A.

    Hành kinh Hoa Âm

  • B.

    Trường Can hành kỳ

  • C.

    Mạnh Môn hành

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Tác phẩm nào đã làm nên tên tuổi của Thôi Hiệu?

  • A.

    Hoàng Hạc Lâu

  • B.

    Trường Can hành kỳ

  • C.

    Cổ ý

  • D.

    Mạnh Môn hành

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Lầu Hoàng Hạc ở đâu?

  • A.

    Hà Nam, Việt Nam

  • B.

    Hà Nam, Trung Quốc

  • C.

    Hồ Bắc, Việt Nam

  • D.

    Hồ Bắc, Trung Quốc

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Trong bốn câu thơ đầu, cặp quan hệ nào sau đây KHÔNG được thể hiện?

  • A.

    Có và không

  • B.

    Thực và hư

  • C.

    Vô cùng và hữu hạn

  • D.

    Động và tĩnh

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Điệp từ hoàng hạc trở đi trở lại trong bốn câu thơ đầu có ý nghĩa gì?

  • A.

    Nhấn mạnh ấn tượng không phai mờ trong tâm trí tác giả về một cảnh thần tiên

  • B.

    Khắc họa bức tranh thiên nhiên sinh động về cảnh sắc lầu Hoàng Hạc

  • C.

    Nhấn mạnh những cảm nhận và suy tư của tác giả về quá khứ và hiện tại

  • D.

    Những cảm xúc choáng ngợp dâng trào trong lòng thi nhân khi đứng trước lầu Hoàng Hạc

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Bước chuyển trong sự cảm nhận và miêu tả giữa bốn câu đầu và hai câu 5 – 6 KHÔNG thể hiện ở nội dung nào?

  • A.

    Từ tả cảnh sang tả tình

  • B.

    Từ cõi tiễn trở về cảnh tục

  • C.

    Từ cấu tứ lấy ý làm chủ sang lấy cảnh làm chủ

  • D.

    Từ trạng thái mông lung, huyền ảo sang sắc màu tươi tắn, rõ nét

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Hình ảnh thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng trong hai câu 5 – 6 thể hiện điều gì?

  • A.

    Làm tôn thêm vẻ đẹp thần tiên của lầu Hoàng Hạc

  • B.

    Thể hiện niềm say đắm của tâm hồn nhà thơ trước cảnh sắc kì thú của thiên nhiên.

  • C.

    Như một lời khẳng định: Cái đẹp của quá khứ vẫn luôn hiện hữu và là mãi mãi.

  • D.

    Tạo nên hình ảnh đối lập với tâm trạng của con người

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Tại sao nói: Bài thơ miêu tả một di tích xa xưa mà vẫn gần gũi với cuộc đời và con người?

  • A.

    Vì tác giả miêu tả đối tượng bằng những từ ngữ bình dị, đời thường, những hình ảnh gần gũi dễ hiểu.

  • B.

    Vì tác giả đã miêu tả một di tích xưa từ điểm nhìn của con người hiện tại.

  • C.

    Vì tác giả đã gửi vào trong đó những nỗi niềm suy tư và cảm nhận rất chân thật của bản thân.

  • D.

    Cả B và C

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Đâu là nghệ thuật của bài thơ?

  • A.

    Vận dụng linh hoạt luật thơ và có những cách luật sáng tạo góp phần thể hiện cái hay, cái đẹp của bài thơ

  • B.

    Sử dụng thanh điệu tài tình

  • C.

    Hình ảnh, ngôn ngữ thơ tinh tế

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Hai câu thơ đầu có sự đối nhau giữa:

  • A.

    Quá khứ với hiện tại

  • B.

    Còn và mất

  • C.

    Thực và hư

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Nội dung của bài thơ là gì?

  • A.

    Miêu tả khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc.

  • B.

    Bộc lộ nỗi hoài vọng về thời xa xưa

  • C.

    Bộc lộ nỗi nhớ quê hương của nhà thơ

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Xem lời giải >>