Đề bài

Phân tích tác dụng của một số lí lẽ, bằng chứng em cho là tiêu biểu.

Phương pháp giải

Xác định lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Tác dụng của lí lẽ: Quá trình hình thành lên chiếc bánh em thấy là tiêu biểu nhất. Vì Hồ Xuân Hương phải là người am hiểu về việc bếp núc – một trong những công việc mặc định của người phụ nữ, am hiểu về cách làm bánh trôi, khéo léo mới có thể miêu tả chiếc bánh một cách độc đáo, tinh tế đến như vậy.

Bà lấy hình ảnh bánh trôi bình thường nhỏ bé ấy để ví với người phụ nữ trong xã hội cũ. Cách làm bánh trôi khác với các loại bánh khác ở hình dạng, làm chín. Bên ngoài dù có xấu xí đến mức nào nhưng nhân đường bên trong vẫn rất ngọt ngào làm say đắm lòng người.

Cách 2

Ở luận điểm thứ 2- Nghĩa hàm ẩn: Nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ, người viết đã sử dụng 2 lí lẽ rất rõ ràng để chứng minh cho luận điểm thứ 2, đó là: Hai câu đầu nói về nhan sắc và thân phận người phụ nữ; Hai câu sau nhấn mạnh thân phận và đề cao phẩm hạnh người phụ nữ. Ở mỗi lí lẽ, người viết đều chỉ ra các bằng chứng lần lượt là: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn/ bảy nổi ba chìm với nước non”; “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son”và phân tích rất xác đáng, kết hợp với việc liên hệ những hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ với kho tàng văn học dân gian của dân tộc, giúp cho bài viết thêm sâu sắc và giàu sức thuyết phục.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan được thể hiện như thế nào trong đoạn văn: "Nghĩa thứ nhất, ... của biết bao người"?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Xác định mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Em có đồng tình với ý kiến của tác giả về bài thơ Bánh trôi nước: "Lời một chiếc bánh nói hộ biết bao con người" hay không? Vì sao? Từ đó, em hiểu thêm điều gì về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Từ những cách hiểu về bài thơ Bánh trôi nước được nêu trong văn bản, em có suy nghĩ gì về cách tiếp nhận một bài thơ?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Văn bản Tính đa nghĩa trong bài thơ "Bánh trôi nước" được in trong?

  • A.

    Tác phẩm văn học trong nhà trường – những vấn đề trao đổi

  • B.

    Hình tượng văn chương

  • C.

    Đa-ghen-xtan của tôi

  • D.

    Những ấn tượng văn chương

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Văn bản phân tích mấy lớp nghĩa của bài thơ “Bánh trôi nước”?

  • A.

    2 lớp

  • B.

    3 lớp

  • C.

    4 lớp

  • D.

    5 lớp

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Bố cục của văn bản gồm mấy phần?

  • A.

    2 phần

  • B.

    3 phần

  • C.

    4 phần

  • D.

    5 phần

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Văn bản thuộc thể loại gì?

  • A.

    Văn bản thuyết minh

  • B.

    Văn bản nghị luận

  • C.

    Bút kí

  • D.

    Truyện ngắn

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Nghị luận

  • D.

    Thuyết minh

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Bài thơ “Bánh trôi nước” do ai sáng tác?

  • A.

    Xuân Diệu

  • B.

    Tú Xương

  • C.

    Vũ Đình Liên

  • D.

    Hồ Xuân Hương

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tính đa nghĩa của bài thơ được làm sáng tỏ trên hai khía cạnh nào?

  • A.

    Nghĩa thực, nghĩa ẩn dụ

  • B.

    Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn

  • C.

    Nghĩa đen, nghĩa bóng

  • D.

    Tất cả đáp án trên

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Nghĩa thực của bài thơ có nội dung gì?

  • A.

    Hình ảnh và quá trình sinh thành của chiếc bánh

  • B.

    Nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ

  • C.

    Công thức làm bánh trôi nước

  • D.

    Tất cả đáp án trên

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Theo tác giả, qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã miêu tả chiếc bánh đáng yêu như thế nào?

  • A.

    Dù bánh rắn, hay nát, tròn hay méo thế nào, cái nhân đường bên trong vẫn ngọt ngào tươi đỏ

  • B.

    Đem lại cho mọi người niềm vui, miếng ngon trong ngày lễ, ngày hội

  • C.

    Bản thân nó đẹp xinh, ngon ngọt

  • D.

    Tất cả đáp án trên

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nghĩa thứ hai – nghĩa ẩn dụ của bài thơ nói về điều gì?

  • A.

    Hình ảnh và quá trình sinh thành của chiếc bánh

  • B.

    Nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ

  • C.

    Công thức làm bánh trôi nước

  • D.

    Tất cả đáp án trên

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Theo tác giả, đọc thơ, nhất là thơ trữ tình, biểu cảm, ta không chỉ dừng lại ở nghĩa tả thực mà phải làm gì?

  • A.

    Tưởng tượng, suy ngẫm rộng và sâu để hiểu hết, hiểu đúng ý nghĩa của ẩn dụ

  • B.

    Hiểu đúng tinh thần ngôn ngữ và cảm xúc của tác giả

  • C.

    A và B đúng

  • D.

    A và B sai

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Đến hai câu thơ cuối, thân phận của người phụ nữ như nào thế nào?

  • A.

    Số phận chìm nổi, long đong

  • B.

    Sự phụ thuộc

  • C.

    A và B đúng

  • D.

    A và B sai

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Hai câu cuối bài thơ có cấu trúc liền mạch kết nối với nhau bằng cặp từ ngữ nào?

  • A.

    mặc dầu - mà

  • B.

    Rắn - nát

  • C.

    rắn nát - son

  • D.

    kẻ nặn – tấm lòng son

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Hình ảnh “tấm lòng son” ở cuối bài thơ ánh lên vẻ đẹp gì?

  • A.

    Vẻ đẹp tươi trẻ của người phụ nữ

  • B.

    Bản lĩnh làm người, thắm đỏ tình người

  • C.

    Sự chung thủy của người phụ nữ

  • D.

    Tất cả đáp án trên

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Chỉ bốn câu thơ, hai mươi tám chữ, ngôn ngữ bình dị, chủ yếu là thuần Việt, bài thơ Bánh trôi nước đã cho thấy điều gì của người phụ nữ Việt Nam xưa?

  • A.

    Vẻ xinh đẹp

  • B.

    Phẩm chất trong trắng son sắt

  • C.

    Thân phận chìm nổi

  • D.

    Tất cả đáp án trên

Xem lời giải >>