Đề bài

Trong bối cảnh đương đại với nhiều vấn đề toàn cầu như dịch bệnh, sự bùng nổ của mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo, văn chương có cần thiết với chúng ta không? Vì sao em cho là như vậy? Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về vấn đề trên.

Phương pháp giải

Vận dụng tri thức ngữ văn, sự hiểu biết về xã hội.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Những thành tựu của khoa học, công nghệ đã và đang làm cho thế giới văn minh hơn, giúp con người sản xuất ra nhiều của cải vật chất hơn và mang lại cho con người nhiều tiện ích hơn trong cuộc sống. Nhưng, "chính những tác phẩm văn học nghệ thuật làm cho con người sống một đời sống có nhân phẩm, nhân văn và tâm hồn phong phú". Nhờ văn chương đi sâu vào các đề tài nóng của xã hội chúng ta mới thấy được sự mất mát, nỗi đau của những người ở lại. Nhờ văn chương chúng ta mới có thể không cảm thấy cô đơn, liều thuốc an ủi  khi dịch bệnh đến. Văn chương cũng dạy ta làm người, trau dồi những tình cảm tốt đẹp. Không một lĩnh vực nào có thể thay thế được văn chương trong việc giúp con người hiểu cuộc sống và hiểu chính mình, sống có tình thương, có đạo lý, có văn hóa, vượt qua cái tầm thường, phàm tục, giả dối, để thăng hoa, để ước mơ, vươn đến chân, thiện, mỹ.

Cách 2

Trong bối cảnh đương đại với nhiều vấn đề toàn cầu như dịch bệnh, sự bùng nổ của mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo,… văn chương lại càng trở nên cần thiết hơn đối với đời sống của chúng ta. Một thời đại mà mọi thứ diễn ra nhanh chóng từ việc con người cần di chuyển nhanh, cần chuyển phát nhanh, cần đồ ăn nhanh, cần nắm bắt nhanh mọi thông tin,… thì những gì tạo ra trong quá trình đó đối với cuộc đời họ củng chỉ là một khoảnh khắc chóng vánh và nhanh trôi dạt đi. Bởi chỉ có thứ gì chạm được vào trái tim ta, làm ta rung cảm mới thực sự tồn tại và tạo ra những giá trị bền vững. Và đây cũng chính là nhiệm vụ, là sứ mệnh cũng là thách thức của văn chương trong một bối cảnh xã hội nhiều rối ren cùng những sự cạnh tranh khốc liệt giữa những thứ có thể giúp cho con người giải tỏa sau những áp lực như các nền tảng trên mạng xã hội.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Tác giả của văn bản Ý nghĩa văn chương là ?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

 Ý nghĩa văn chương được viết năm bao nhiêu ?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Ý nghĩa văn chương còn có tên khác là ?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Ý nghĩa văn chương được in trong tập nào?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Bài văn có bố cục mấy phần ?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài viết của mình ?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Theo em, đặc trưng nào sau đây không phải là đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài viết ‘‘ý nghĩa văn chương’’?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Công dụng nào của văn chương được Hoài Thanh khẳng định trong bài viết của mình?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Khi thưởng thức một tác phẩm văn chương, bản thân em thu nhận được điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tác giả kể câu chuyện ở đầu văn bản nhằm mục đích gì?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Xác định một số từ ngữ, câu văn thể hiện đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn này.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Văn nhân, thi sĩ làm phong phú thêm cuộc sống con người bằng cách nào?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Luận đề của văn bản là gì? Xác định bố cục và luận điểm của văn bản dựa vào gợi ý sau (làm vào vở)

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong tác phẩm. Những lí lẽ, bằng chứng trong phần 2 đã góp phàn làm sáng tỏ luận đề như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Lí lẽ, bằng chứng nào trong văn bản để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Hãy chia sẻ ấn tượng ấy với bạn

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Nhận xét về cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan trong đoạn:

“Làm trọn nhiệm vụ ấy…thiếu nữ trong truyện”

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Hoài Thanh cho rằng: “Trên quả đất này từ khi có loài người bao giờ vẫn núi non ấy, cây cỏ ấy, thế mà một người đời xưa với một người đời nay nào có trông thấy như nhau”. Em hãy tìm một ví dụ trong văn học chi thấy những cách nhìn khác nhau về cảnh thiên nhiên. 

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Văn bản ‘‘ý nghĩa văn chương’’ của Hoài Thanh thuộc dạng nghị luận văn chương nào ?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Từ ‘‘cốt yếu’’ (trong câu ‘‘Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài’’) được Hoài Thanh dùng với ý nghĩa nào khi nói về nguồn gốc của văn chương?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Từ “muôn hình vạn trạng” trong câu văn sau được hiểu như thế nào: ‘‘Văn chương sẽ là hình ảnh của cuộc sống muôn hình vạn trạng’’?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Theo tác giả Hoài Thanh, văn chương có nguồn gốc từ đâu?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Dòng nào sau đây không có trong quan niệm về công dụng của văn chương của Hoài Thanh?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Tại sao nói ‘‘ý nghĩa văn chương’’ của Hoài Thanh là văn bản nghị luận văn chương?

Xem lời giải >>