Thiết kế bảng quy tắc an toàn tại một phòng thí nghiệm vật lí hạt nhân có sử dụng nguồn phóng xạ.
Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân
1. Đảm bảo khoảng cách an toàn khi cần thao tác trực tiếp với nguồn phóng xạ;
2. Trang bị đầy đủ quần áo, mắt kính, găng tay,...khi làm việc với nguồn phóng xạ;
3. Lập tức thông báo ngay với người phụ trách an toàn phóng xạ hoặc chính quyền địa phương khi phát hiện ô nhiễm phóng xạ;
4. Đọc trước các hướng dẫn và chuẩn bị các tài liệu cần thiết trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động nào;
5. Làm theo các hướng dẫn một cách cẩn thận;
6. Luôn giám sát tất cả thí nghiệm và để mắt đến chúng;
7. Không ngửi hoặc nếm bất kỳ hóa chất hoặc chất nào;
8. Không ăn, uống trong phòng thí nghiệm;
9. Giữ cho khu vực làm việc luôn gọn gàng và ngăn nắp;
10. Có trách nhiệm khi sử dụng phòng thí nghiệm.
Các bài tập cùng chuyên đề
Quan sát Hình 13.8 và liệt kê những điều nên và không nên làm để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện trong gia đình.
Vào tháng 03 năm 2011, động đất và sóng thần đã gây hư hại nghiêm trọng nhà máy điện hạt nhân tại Fukushima, Nhật Bản (Hình 18.1). Sự cố này có thể dẫn đến việc một lượng phóng xạ bị rò rỉ khỏi lò phản ứng. Do đó, hàng ngàn hộ dân đã phải di tản để tránh những tác hại có thể có do chất phóng xạ gây ra. Những tác hại này là gì và di tản ra xa nguồn phóng xạ có phải là biện pháp tối ưu để tránh những tác hại này hay không?
Nhắc lại những tính chất cơ bản của các tia phóng xạ α, β, γ
Biết năng lượng của một bức xạ điện từ tỉ lệ nghịch với bước sóng của bức xạ này. Giải thích vì sao các bức xạ gamma gây tác hại sinh li nghiêm trọng hơn các bức xạ trong vùng nhìn thấy.
Quan sát Hình 18.4 và thảo luận về ý nghĩa của các chi tiết trong biển này.
Tìm hiểu một số quy tắc an toàn khi làm việc với nguồn phóng xạ.
Tìm hiểu một số yêu cầu đối với nhân viên bức xạ
Tìm hiểu và trình bày một số nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe mà những nhân viên bức xạ (những người làm việc trực tiếp với nguồn phóng xạ) có thể gặp phải.
Trong các biện pháp sau đây:
1. Đảm bảo thời gian phơi nhiễm thích hợp.
2. Giữ khoảng cách thích hợp đến nguồn phóng xạ.
3. Sử dụng thuốc tân dược thích hợp.
4. Sử dụng lớp bảo vệ thích hợp.
Những biện pháp nào cần được thực hiện để đảm bảo an toàn phóng xạ?
A. 1, 2, 3.
B. 2, 3, 4.
C. 1, 2, 4.
D. 1, 3, 4.
Các phương án đảm bảo an toàn phóng xạ có phụ thuộc tính chất của mỗi tia phóng xạ không? Giải thích.
Trong một sự cố rò rỉ phóng xạ, khi bị tiếp xúc với chất phóng xạ, việc cởi bỏ trang phục đang mặc có tác dụng giảm bớt khả năng bị nhiễm xạ không? Giải thích.
Các nguyên tố radon \(\left( {_{86}^{222}{\rm{Rn}}} \right)\)và radium \(\left( {_{88}^{226}{\rm{Ra}}} \right)\)có phải chất phóng xạ không? Quá trình nhiễm xạ vào cơ thể sống của hai nguyên tố này khác nhau như thế nào và có thể gây tác hại cho các cơ quan nào trong cơ thể sống?
Biển báo nào dưới đây cảnh báo khu vực có chất phóng xạ?