Hãy chuyển phần viết về văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay thành bảng tổng kết với những nội dung dưới đây
Phương pháp tổng hợp
Văn học |
Bối cảnh lịch sử |
Tình hình văn học |
||||
Khái quát chung |
Nội dung |
Nghệ thuật (ngôn ngữ, thể loại) |
Tác giả tiêu biểu |
|||
Đầu thế kỉ XX - 1945 |
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hóa theo chiều hướng thoắt dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hóa, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột (thực dân – thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản – vô sản), xung đột văn hóa (cũ – mới), dẫn đến sự phân hóa thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động. |
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn, bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai. |
Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, phê phán xã hội thực dân |
+ Về ngôn ngữ: sự thayd ổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học + Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học. |
+ Truyện ngắn của Thạch Lam + Truyện ngắn và tiểu thuyết của Nam Cao + Tiểu thuyết của vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố |
|
Từ 1945 – nay |
Từ 1947 - 1975 |
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện biên Phủ, hòa bình lập lại, đất nước thống nhất |
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, vè quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn với vận mệnh đất nước |
Mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học |
+ Về ngôn ngữ: Kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mạng vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ + Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại xung kích, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơn, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài. |
Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, Phạm Tiến Duật,.. |
Từ 1975 – nay |
Thời đại đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước. |
Ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên cách mạng, đồng thời có những tìm tòi , kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới. |
Cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường, triết lý về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật. |
+ Về ngôn ngữ: đời thường, tự nhiên. Bình dị, trong sáng, làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt + Về thể loại: bút ký, phóng sự, truyện ngắn, tiểu thuyết. |
Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo,… |
Các bài tập cùng chuyên đề
Em hiểu văn học dân gian là gì? Lấy dẫn chứng để làm rõ cách hiểu đó.
Văn học dân gian có những đặc trưng lớn nào? Lấy ví dụ để làm sáng tỏ những đặc trưng đó.
Tìm hiểu về hệ thống thể loại văn học dân gian:
a.Lập sơ đồ về hệ thống thể loại văn học dân gian
b.Liên hệ với các tác phẩm văn học dân gian đã được học để lấy ví dụ cụ thể cho mỗi thể loại đã nêu ở mục a.
Phân tích một biểu hiện về mối quan hệ giữa bối cảnh lịch sử và văn học trong văn học giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII.
Đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX là gì? Bằng các tác phẩm mà em đã học, hãy làm sáng tỏ quan điểm trên?
Hãy chuyển phần viết về văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX thành bảng tổng kết với những nội dung sau đây
Những yếu tố nào của bối cảnh xã hội đã thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Nêu điểm giống và khác nhau khi đọc tác phẩm:
a. Văn học dân gian và văn học viết
b.Văn học trung đại và văn học hiện đại
Từ “xuân” trong các đoạn thơ sau của Hồ Chí Minh mang nghĩa gì? Hãy giải thích nghĩa của từ “xuân” theo những cách khác nhau mà em biết.
a.Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
b.Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán,
So với ông Bành vẫn thiếu niên.
Nhận diện và sửa lỗi dùng từ trong các câu sau
Nhận diện, phân loại và sửa lỗi trong các câu sau
Giới thiệu 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong 1 bài thơ mà em đã đọc và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Nhận diện một số trường hợp phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong những dòng thơ dưới đây. Phân tích tác dụng của việc phá vỡ quy tắc ấy.
Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen tõe ra như móng chân gà mái
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Những người đàn bà xuống gánh nước sông
Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi
Bàn tay kia bấu vào mây trắng
Sông gục mặt vào bờ đất lần đi
Sử dụng đồ họa hoặc sơ đồ tư duy, bảng biểu,… để tóm tắt các đặc điểm của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và phát triển tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay.
Ở sách Ngữ văn cấp Trung học phổ thông, em đã học những thể loại cụ thể nào? Dẫn ra mỗi thể loại tên một số văn bản cụ thể.
Tại sao văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin lại có chung một số yêu cầu đọc hiểu? Nêu một số điểm khác biệt cần chú ý khi đọc văn bản văn học so với đọc văn bản nghị luận và văn bản thông tin.
Từ kinh nghiệm của bản thân, theo em, yêu cầu nào là quan trọng nhất của việc đọc hiểu văn bản văn học? Vì sao?
Theo em, vì sao khi viết một văn bản cần lưu ý một số điểm nêu trên? Hãy chọn một điểm để giải thích?
Lý giải vì sao khi nói và nghe cần lưu ý các điểm nêu trên. Trong giao tiếp nói nghe, em còn những hạn chế, thiếu sót gì?
Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại, phong cách hiện thực và phong cách hiện đại qua các đoạn trích trong bài 7.
Văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại chính nào? Nêu tên tác phẩm tiêu biểu cho mỗi thể loại đó.
Kẻ bảng sau vào vở và xếp các tác phẩm - tác giả nêu phía dưới vào ô phù hợp trong bảng:
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Giai đoạn |
Tác phẩm - tác giả |
Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XV |
|
Từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII |
|
Từ đầu thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX |
|
Nửa cuối thế kỉ XIX |
Một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Thính Tông di thảo (tương truyền của Lê Thánh Tông),
Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Chinh phụ ngâm (nguyên văn chữ Hán): Đặng Trần Côn; bản diễn Nôm song thất lục bát: Phan Huy Ích), Chí khí anh hùng (Nguyễn Công Trứ), Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm (Nguyễn Khuyến), Thương vợ (Trần Tế Xương), Hương Sơn phong cảnh ca (Chu Mạnh Trinh).
Nêu một số điểm khác biệt đáng lưu ý giữa hai bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
Kẻ bảng sau vào vở và ghi tên ít nhất 5 tác phẩm (kèm tên tác giả) đã học thuộc văn học hiện đại Việt Nam vào ô phù hợp trong bảng (có thể chọn tác phẩm từ lớp 6 đến lớp 12):
VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Thời kì |
Tác phẩm truyện/ thơ/ kịch/ văn nghị luận |
Từ đầu thế kỉ XX đến hết Cách mạng tháng Tám năm 1945 |
|
Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay |
Tìm hiểu về nội dung yêu nước và nội dung nhân đạo trong văn học hiện đại Việt Nam. Phân tích biểu hiện của nội dung yêu nước hoặc nhân đạo qua một/ một số tác phẩm đã học.