Đề bài

So sánh yếu tố kì ảo trong: “ Chuyện chức phán sự đền tản viên” của Nguyễn Dữ với yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích “ Thạch Sanh”

 

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức phần Viết

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Việc sử dụng yếu tố kì ảo của hai tác phẩm có nhiều điểm tương đồng. Trước hết, trong cả hai tác phẩm Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên và truyện cổ tích Thạch Sanh đều xuất hiện những nhân vật kì ảo, không có thật. Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, hình ảnh các nhân vật kì ảo được miêu tả vô cùng chi tiết, ẩn giấu những ý nghĩa như hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi là tên tướng bại trận của Bắc Triều, cái hồn bơ vơ ở Nam Triều, tranh miếu chiếm đền Thổ Công. Đây là hiện thân của cái ác, lừa lọc, giả dối. Hay hình ảnh nhân vật Thổ Công giữ chức Ngực sự đại phu từ thời Lý Nam Đế, chết vì cần vương.. Diêm Vương là người đứng đầu Minh ti, trực tiếp phán xử vụ án giữa Tử Văn và hồn ma tướng giặc. Đây đều là những nhân vật kì ảo, không có thực, góp phần thể hiện cốt truyện. Còn trong truyện cổ tích Thạch Sanh, cũng có những nhân vật không có thực, chỉ tồn tại trong thế giới cổ tích như: Ngọc Hoàng, thái tử, chằn tinh.. , đồ vật thần kì như niêu cơm thần ăn mãi không hết, tiếng đàn giúp cho Thạch Sanh được giải oan. Tiếp đó, sự tương đồng còn được thể hiện trong mô típ của cả hai tác phẩm: vong hồn vẫn còn tồn tại sau khi chết, trong thế giới thần linh có sự phân chia Thiện- Ác… Đây là mô típ với những tình tiết khá quen thuộc xuất hiện trong nền văn học Việt Nam từ thể loại truyện cổ tích thần kì tới truyện truyền kì.

Mặc dù vậy, yếu tố kì ảo được sử dụng có những điểm khác biệt nhất định. Đầu tiên, sự xuất hiện của nhân vật chính trong cả hai tác phẩm: Truyện Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên với nhân vật chính là Ngô Tử Văn, được tác giả giới thiệu vô cùng cụ thể: tên, nơi sinh gắn với những địa điểm có thật “huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang”. Truyện cổ tích Thạch Sanh, nhân vật chính Thạch Sanh có nguồn gốc xuất thân kì ảo: Là thái tử do Ngọc hoàng cử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già nghèo khó nhưng tốt bụng luôn giúp đỡ mọi người…Tiếp đó, sự khác nhau được thể hiện trong kết thúc truyện: Nếu như trong Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên, Tử Văn trở về, nhận chức phán sự đền Tản Viên thì ở truyện cổ tích Thạch Sanh, Thạch Sanh được kết duyên với công chúa và được truyền lại  ngôn vua. Hơn thế nữa, về giá trị của tác phẩm được thể hiện qua mô típ chuyện cũng có nhiều điểm riêng biệt: Truyện cổ tích Thạch Sanh đã đề cao triết lý sống: “ ở hiền gặp lành”, kẻ ác phải chịu báo ứng còn trong Chức phán sự đền Tản Viên đề cao sự cứng cỏi, can đảm của kẻ sĩ, đấu tranh tìm sự công bằng không phải cho mình mà cho người yếu thế.

Qua sự phân tích, đánh giá giữa những điểm tương đồng và khác biệt, ta có thể thấy yếu tố kì ảo trong thể loại truyền kì là sự kế tục của thể loại văn học dân gian: Sự xuất hiện của những nhân vật kì ảo không có thực hay là mô típ truyện có những chi tiết hoang đường, huyền ảo như: người chết sống lại, thế giới thần linh cũng phân chia thiện ác… Dòng truyện kì ảo trung đại, dù vẫn còn mang bóng dáng của văn học dân gian, nhưng đây là những sáng tác đậm dấu ấn cá nhân của tác giả, gắn liền với sự bừng ngộ, sự ý thức của con người đối với hiện thực. Cảm hứng của Nguyễn Dữ khi sáng tác Truyền kì mạn lục là lấy cái “ kì” để nói cái “ thực”.. Vì lẽ đó, yếu tố kì ảo được sử dụng như một phương thức kể chuyện khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động. Ngoài ra, yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực đan xen vào nhau, cùng tồn tại để bộ lộ tư tưởng của tác giả. Điều này khác với truyền cổ tích Thạch Sanh khi mà yếu tố kì ảo có vai trò to lớn, không thể thiếu trong sự phát triển tình tiết, giải quyết xung đột: chiếc đàn thần, niêu cơm của Thạch Sanh….

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nêu cơ sở của việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm: viết cùng đề tài, tiêu biểu cho những cách tiếp cận hiện thực chiến tranh của văn học trong một giai đoạn cụ thể.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Nêu mục đích của việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Trình bày luận điểm khái quát của hai tác phẩm

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Trình bày những thông tin cần thiết về từng tác phẩm được so sánh: xuất xứ, bối cảnh câu chuyện, cốt truyện, nhân vật,...

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Thông tin khái quát về Mảnh trăng cuối rừng

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Thông tin khái quát về những đứa con trong gia đình.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Phân tích cụ thể điểm tương đồng giữa hai tác phẩm: tính chất của sự miêu tả và cảm hứng sáng tác.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

a. Đọc và tìm hiểu văn bản sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:

- Văn bản lựa chọn cấp độ nào để tiến hành so sánh? Việc so sánh dựa trên những tiêu chí nào

- Việc lập bảng có tác dụng gì trong thao tác so sánh? Xác định hai ý chính trong đoạn văn sau bảng. Hai ý này có quan hệ thế nào với những tiêu chí lập bảng ở trên

- Những khác biệt nào giữa hai tác phẩm được nêu ra ở văn bản ?

b. Văn bản trên có đáp ứng của một bài so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Đọc lại đoạn trích so sánh giữa “Câu chuyện tình ở Thanh Trì” và “Trương Chi” ( ý a trong mục 1.2) và phân tích làm sáng tỏ ba điểm cần lưu ý sau:

- Xác định rõ cấp độ so sánh: đề tài hay cốt truyện, nhân vật, hình ảnh...

- Các dẫn chứng phục vụ cho việc so sánh phải chính xác và cùng cấp độ ( cốt truyện với cốt truyện, hình ảnh với hình ảnh, nhân vật với nhân vật,...)

- Chỉ ra được  ý nghĩa của sự tương đồng hoặc khác biệt giữa hai tác phẩm 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cụm từ nào trong nhan đề và các đoạn mở bài, kết bài cho thấy đề tài của bài viết đã được xác định rõ ràng, cụ thể?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tác giả bài viết so sánh, đánh giá hai tác phẩm trên những tiêu chí nào?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả bài viết khi so sánh, đánh giá hai tác phẩm.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Nêu một số mẫu câu mà người viết thường dùng nhằm làm rõ sự tương đồng/ khác biệt giữa hai tác phẩm.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Từ bài viết trên đây, bạn rút ra những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch mà theo bạn là có những điểm tương đồng/ khác biệt.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Hãy sửa lại nhận định sau cho chính xác:

“Bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm hướng tới mục đích xem tác phẩm nào có giá trị hơn tác phẩm nào chứ không phải để nhận ra những khác biệt, sự đa dạng trong cách nhìn và cảm thụ về đời sống.”.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Lập dàn ý so sánh điểm giống và khác nhau trong hai truyện ngắn Muối của rừng và Con thú lớn nhất.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Chọn một luận điểm mà em thấy tâm đắc nhất trong dàn ý ở câu 2 và viết thành một đoạn văn có độ dài từ 15-20 dòng.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Chuyển dàn ý về so sánh điểm giống và khác nhau trong hai truyện ngắn Muối của rừng và Con thú lớn thành bài trình chiếu Powerpoint và trình bày trước lớp hoặc trong tổ/ nhóm.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Lập dàn ý cho đề tài bài viết mà bạn tự chọn có nội dung so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Nêu một số ý tưởng cơ bản có thể triển khai khi thực hiện đề tài sau:

So sánh cái nhìn về chiến tranh trong Nỗi buồn chiến tranh với cái nhìn về chiến tranh trong một tác phẩm phù hợp mà bạn đã học hoặc tìm đọc thêm.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Lập bảng đối chiếu so sánh, đánh giá các yếu tố thuộc nội dung, nghệ thuật trong hai tác phẩm truyện và hai tác phẩm kịch. Có thể sử dụng mẫu bảng sau (làm vào vở): 

Nội dung/ hình thức

So sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện

So sánh, đánh giá hai tác phẩm kịch

So sánh các yếu tố nội dung 

(Liệt kê các yếu tố cơ bản về nội dung của thể loại cần so sánh) 

(Liệt kê các yếu tố cơ bản về nội dung của thể loại cần so sánh) 

So sánh các yếu tố nghệ thuật 

(Liệt kê các yếu tố cơ bản về nghệ thuật của thể loại cần so sánh) 

(Liệt kê các yếu tố cơ bản về nghệ thuật của thể loại cần so sánh) 

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Lập dàn ý cho một trong các đề sau: 

a. Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá vai trò của yếu tố kì ảo trong hai tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) và Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân). 

b. Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hình tượng nhân vật Sơn Tinh trong hai tác phẩm Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân) và Sơn Tinh, Thủy Tinh của Nguyễn Nhược Pháp. 

c. Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá về cách xây dựng hình tượng nhân vật bi kịch trong hai văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng đài (trích Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng) và Sống hay không sống - đó là vấn đề ( trích Hăm - lét, U. Sếch - xpia) 

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Dựa vào dàn ý mà bạn đã lập khi thực hiện Bài tập 3, hãy chọn một ý phần thân bài trong dàn ý viết thành một đoạn văn khoảng 300 chữ (có câu mở đoạn, các câu thân đoạn và câu kết đoạn), chỉ ra điểm tương đồng/ điểm khác biệt giữa hai tác phẩm

Xem lời giải >>