Đề bài

Cho hình chóp \(S.ABCD\) đáy là hình bình hành tâm \(O\). Gọi \(M,\,\,N,\,\,P\) lần lượt là trung điểm của \(SA\), \(SC,\) \(OB\). Gọi \(Q\) là giao điểm của \(SD\) với \(mp\left( {MNP} \right)\). Tính \(\dfrac{{SQ}}{{SD}}.\)

  • A.

    \(\dfrac{{SQ}}{{SD}} = \dfrac{1}{4}.\)

  • B.

    \(\dfrac{{SQ}}{{SD}} = \dfrac{1}{3}.\)

  • C.

    \(\dfrac{{SQ}}{{SD}} = \dfrac{1}{5}.\)

  • D.

    \(\dfrac{{SQ}}{{SD}} = \dfrac{6}{{25}}.\)

Phương pháp giải

Bước 1: Tìm điểm Q.

Bước 2: Tính \(\dfrac{{NC}}{{NS}}\) và \(\dfrac{{HD}}{{HC}}\).

Bước 3: Sử dụng định lí Menelaus trong tam giác \(SCD\) với cát tuyến \(QNH\) để tính \(\dfrac{{SQ}}{{SD}}\)

Định lý: Cho tam giác ABC. Các điểm D, E, F lần lượt nằm trên các đường thẳng BC, CA, AB. Khi đó D, E, F thẳng hàng khi và chỉ khi \(\dfrac{{FA}}{{FB}}.\dfrac{{DB}}{{DC}}.\dfrac{{EC}}{{EA}} = 1\).

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Bước 1:

Trong \(\left( {ABCD} \right)\) lấy \(PH\parallel AC\)\((H \in CD)\)

=> \(PH||MN\) (Do \(AC||MN\))\( \Rightarrow H \in \left( {PMN} \right)\)\( \Rightarrow NH \subset \left( {PMN} \right)\)

Trong \(\left( {SCD} \right)\) gọi \(Q = NH \cap SD\)

Mà \(NH \subset \left( {PMN} \right)\)=> \(Q \in \left( {PMN} \right)\)

Khi đó  \(Q\) là giao điểm của \(SD\) với \(mp\left( {MNP} \right)\)

Bước 2:

Mà \(N\) là trung điểm của \(SC \Rightarrow \dfrac{{NC}}{{NS}} = 1\).

Mặt khác áp dụng định lí Ta-lét trong tam giác \(DPH\)  ta có \(\dfrac{{HD}}{{HC}} = \dfrac{{DP}}{{OP}} = 3\) (vì \(P\) là trung điểm của \(OB\)).

Bước 3:

Áp dụng định lí Menelaus trong tam giác \(SCD\) với cát tuyến \(QNH\) ta có: \(\dfrac{{HD}}{{HC}}.\dfrac{{NC}}{{NS}}.\dfrac{{QS}}{{QD}} = 1\)

Do đó ta có \(\dfrac{{QS}}{{QD}} = \dfrac{1}{3} \Rightarrow \dfrac{{SQ}}{{SD}} = \dfrac{1}{4}\)

Đáp án : A

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hai đường thẳng được gọi là chéo nhau nếu:

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hai đường thẳng được gọi là song song nếu:

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Cho hai đường thẳng \(a,b\) có một điểm chung duy nhất. Có thể kết luận gì về vị trí tương đối của hai đường thẳng đó?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hai đường thẳng song song thì

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Một mặt phẳng không thể được xác định nếu ta chỉ biết:

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Chọn mệnh đề đúng

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cho 3 đường thẳng \({d_1},\;{d_2},\;{d_3}\) không cùng thuộc một mặt phẳng và cắt nhau từng đôi. Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cho tứ diện $ABCD$ có $I$ và $J$ lần lượt là trọng tâm của tam giác $ABC$ và $ABD$. Đường thẳng $IJ$ song song với đường thẳng:

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cho tứ diện $ABCD.$ Gọi $M, N, P, Q$ lần lượt là trung điểm của các cạnh $AB, AD, CD, BC.$ Mệnh đề nào sau đây là sai ?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Cho hình bình hành $ABCD.$ Gọi $Bx, Cy, Dz$ là các đường thẳng song song với nhau lần lượt đi qua $B, C, D$ và nằm về một phía của mặt phẳng $(ABCD),$ đồng thời không nằm trong mặt phẳng $(ABCD).$ Một mặt phẳng đi qua $A$ và cắt $Bx, Cy, Dz$ lần lượt tại các điểm $B’, C’, D’ $ với $BB’ = 2, DD’ = 4.$ Khi đó $CC’$ bằng:

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy là hình bình hành tâm $O.$ Lấy điểm $I$ trên đoạn $SO$ sao cho \(\dfrac{{SI}}{{SO}} = \dfrac{2}{3}\), $BI$ cắt $SD$ tại $M$ và $DI$ cắt $SB$ tại $N. $ Khi đó $MNBD$ là hình gì?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Cho tứ diện $ABCD.$ Gọi $M,N,P,Q$ lần lượt là trung điểm $AC, BC, BD, AD.$ Tìm điều kiện của tứ diện $ABCD$ để $MNPQ$ là hình thoi?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Cho tứ diện \(ABCD.\) Gọi \(M,{\rm{ }}N\) lần lượt là trung điểm của \(AB\) và \(CD.\) Mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) qua \(MN\) cắt \(AD,{\rm{ }}BC\) lần lượt tại \(P\) và \(Q.\) Biết \(MP\) cắt \(NQ\) tại \(I.\) Ba điểm nào sau đây thẳng hàng?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Cho tứ diện \(SABC\). Gọi \(L,{\rm{ }}M,{\rm{ }}N\) lần lượt là các điểm trên các cạnh \(SA,{\rm{ }}SB\) và \(AC\) sao cho \(LM\) không song song với \(AB\), \(LN\) không song song với \(SC\). Mặt phẳng \(\left( {LMN} \right)\) cắt các đường thẳng \(AB,{\rm{ }}BC,{\rm{ }}SC\) lần lượt tại \(K,{\rm{ }}I,{\rm{ }}J\). Ba điểm nào sau đây thẳng hàng?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Cho tứ diện \(ABCD.\) Gọi \(G\) là trọng tâm tam giác \(BCD,\) \(M\) là trung điểm \(CD,\) \(I\) là điểm ở trên đoạn thẳng \(AG,\) \(BI\) cắt mặt phẳng \(\left( {ACD} \right)\) tại \(J.\) Khẳng định nào sau đây sai?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Cho tứ diện \(ABCD\). Gọi \(E,{\rm{ }}F,{\rm{ }}G\) là các điểm lần lượt thuộc các cạnh \(AB,{\rm{ }}AC,{\rm{ }}BD\) sao cho $EF$ cắt \(BC\) tại \(I\), \(EG\) cắt \(AD\) tại \(H\). Ba đường thẳng nào sau đây đồng quy?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) không phải là hình thang. Trên cạnh \(SC\) lấy điểm \(M\). Gọi  \(N\) là giao điểm của đường thẳng \(SD\) với mặt phẳng \(\left( {AMB} \right)\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Cho tứ diện $ABCD, M$ là trung điểm của cạnh $CD, G$ là trọng tâm tứ diện. Khi đó $2$ đường thẳng $AD$ và $GM$ là hai đường thẳng:

Xem lời giải >>