Bài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí - SBT Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo>
..................là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Bài 1 Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 43 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
..................là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
A. Trách nhiệm pháp lí
C. Vi phạm pháp luật
B. Phạm pháp
D. Tội phạm
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C. Vi phạm pháp luật
Bài 1 Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 43 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến (1) ............và không phải là (2)............
(1) A. tính mạng của công dân
B. chỗ ở của công dân
C. nội quy của cơ quan
D. các quy tắc quản lí của Nhà nước
(2) A. bị cáo
B. phạm pháp
C. phạm nhân
D. tội phạm
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: (1) D. các quy tắc quản lí của Nhà nước, (2) D. tội phạm
Bài 1 Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 43 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
...............là khả năng nhận thức, điều khiển được việc làm của mình, được tự do lựa chọn cách xử sự và chịu trách nhiệm về hành vi đó.
A. Năng lực nhận thức
B. Năng lực pháp luật
C. Năng lực trách nhiệm pháp lí
D. Năng lực dân sự
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C. Năng lực trách nhiệm pháp lí
Bài 1 Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 43 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Phương pháp giải:
Theo quy định của pháp luật dân sự, người chưa thành niên là người.................
A. Chưa đủ 16 tuổi
B. Chưa đủ 17 tuổi
C. Chưa đủ 18 tuổi
D. Chưa đủ 19 tuổi
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C. Chưa đủ 18 tuổi
Bài tập 2
Trả lời câu hỏi Bài tập 2 trang 44 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Em hãy cho biết ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai trong bảng dưới đây. Hãy đánh dấu X vào các ô tương ứng.
Lời giải chi tiết:
Ý kiến |
Đúng |
Sai |
1. Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm pháp lí với bất cứ loại vi phạm pháp luật nào. |
|
X |
2. Người chưa đủ 16 tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự. |
|
X |
3. Người có hành vi đe doạ giết người nhưng chưa thực hiện thành công thì không phạm tội. |
|
X |
4. Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. |
X |
|
5. Người mắc bệnh tâm thần thì không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. |
X |
|
6. Tất cả mọi người từ đủ 16 tuổi trở lên, khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đều phải chịu trách nhiệm hình sự. |
X |
|
7. Trong các loại vi phạm pháp luật thì vi phạm hình sự là nghiêm trọng nhất. |
X |
|
Bài 3 Câu 1
Trả lời câu hỏi Câu hỏi 1 trang 44 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Thực hiện pháp luật.
B. Vi phạm pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Trách nhiệm pháp lí.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B. Vi phạm pháp luật.
Bài 3 Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 44 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Dấu hiệu nào dưới đây không phải là căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?
A. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện.
B. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. Hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện.
D. Hành vi xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C. Hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện.
Bài 3 Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 44 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Dấu hiệu nào dưới đây là căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?
A. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
B. Hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện.
C. Hành vi do người trên 18 tuổi thực hiện.
D. Hành vi do người từ 16 đến 18 tuổi thực hiện.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
Bài 3 Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 44 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Dấu hiệu nào dưới đây không phải là biểu hiện của hành vi trái pháp luật?
A. Công dân làm những việc không được làm theo quy định pháp luật.
B. Công dân không làm những việc phải làm theo quy định pháp luật.
C. Công dân làm những việc xâm phạm đến các quan hệ xã hội.
D. Công dân làm những việc được pháp luật cho phép làm.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D. Công dân làm những việc được pháp luật cho phép làm.
Bài 3 Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 44 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Dấu hiệu nào dưới đây là biểu hiện của hành vi trái pháp luật?
A. Công dân làm những việc không được làm theo quy định pháp luật.
B. Công dân không làm những việc mà pháp luật cấm.
C. Công dân làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
D. Công dân làm những việc phải làm theo quy định pháp luật.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A. Công dân làm những việc không được làm theo quy định pháp luật.
Bài 3 Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 44 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện?
A. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn bị thương nặng.
B. Em H bị tâm thần nên đã lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền.
C. Chị C bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình.
D. Anh C trong lúc lên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính của nhà hàng xóm.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn bị thương nặng.
Bài 3 Câu 7
Trả lời câu hỏi 7 trang 44 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Trách nhiệm pháp lí.
B. Nghĩa vụ pháp lí.
C. Vi phạm pháp luật.
D. Thực hiện pháp luật.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A. Trách nhiệm pháp lí.
Bài 3 Câu 8
Trả lời câu hỏi 8 trang 44 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Anh K đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đàm vào người đi đường, làm họ bị chấn thương, tổn hại sức khoẻ là 31% và xe máy bị hỏng nặng. Trong trường hợp này, anh K phải gánh chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hình sự và hành chính.
B. Dân sự và hành chính.
C. Hình sự và dân sự.
D. Kỉ luật và dân sự.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C. Hình sự và dân sự.
Bài 3 Câu 9
Trả lời câu hỏi 9 trang 44 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Cô ý lây truyền bệnh HIV cho người khác.
B. Điều khiển xe máy đi ngược đường một chiều.
C. Không thực hiện chia tài sản theo di chúc của người mất.
D. Xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A. Cô ý lây truyền bệnh HIV cho người khác.
Bài 3 Câu 10
Trả lời câu hỏi 10 trang 44 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về loại tội phạm nào dưới đây?
A. Mọi tội phạm.
B. Tội phạm nghiêm trọng do vô ý.
C. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
D. Tội phạm do lỗi cố ý.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Bài 3 Câu 12
Trả lời câu hỏi 12 trang 44 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến nội dung nào dưới đây?
A. Kỉ luật lao động.
B. Kỉ luật của tổ chức.
C. Quy tắc quản lí nhà nước.
D. Quy tắc quản lí hành chính.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C. Quy tắc quản lí nhà nước.
Bài 3 Câu 13
Trả lời câu hỏi 13 trang 44 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm đến quan hệ nào dưới đây?
A. Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.
B. Quan hệ tài sản và quan hệ tình cảm.
C. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
D. Quan hệ sở hữu và quan hệ tình cảm.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
Bài 3 Câu 14
Trả lời câu hỏi 14 trang 44 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Người có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phải chịu trách nhiệm nào dưới đây ?
A. Trách nhiệm hành chính.
B. Trách nhiệm hình sự.
C. Trách nhiệm dân sự.
D. Trách nhiệm kỉ luật.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C. Trách nhiệm dân sự.
Câu 15
Trả lời câu hỏi 15 trang 44 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Hình thức khiển trách, cảnh cáo, chuyển công tác khác khi xâm phạm các quan hệ công vụ nhà nước do pháp luật hành chính bảo vệ được áp dụng với người có hành vi nào dưới đây?
A. Vi phạm hành chính.
B. Vi phạm dân sự.
C. Vi phạm hình sự
D. Vi phạm kỉ luật.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D. Vi phạm kỉ luật.
Bài 3 Câu 16
Trả lời câu hỏi 16 trang 44 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Cơ quan X bị mất một số tài sản do bảo vệ của cơ quan quên không khoán cổng. Bảo vệ của cơ quan X phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Trách nhiệm hình sự.
B. Trách nhiệm dân sự.
C. Trách nhiệm hành chính.
D. Trách nhiệm kỉ luật.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D. Trách nhiệm kỉ luật.
Bài tập 4
Trả lời câu hỏi Bài tập 4 trang 47 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Em hãy đánh dấu X vào các ô tương ứng để xác định các hành vi dưới đây là vi phạm pháp luật nào.
Lời giải chi tiết:
Hành vi |
Vi phạm hành chính |
Vi phạm hình sự |
Vi phạm dân sự |
Vi phạm kỉ luật |
1. Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà. |
|
|
X |
|
2. Giao hàng không đúng chủng loại, mẫu mã như trong hợp đồng mua bán hàng hóa. |
|
|
X |
|
3. Trộm cắp tài sản của nhân dân |
|
X |
|
|
4.Lấn chiếm vỉa hề, lòng đường để kinh doanh. |
X |
|
|
|
5. Vi phạm nội quy an toàn lao động trong xí nghiệp. |
|
|
|
X |
6. Điều khiển xe máy 70phân khối mà không có giấy phép lái xe. |
X |
|
|
|
Bài tập 5
Trả lời câu hỏi Bài tập 5 trang 48 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Em hãy cho biết trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào không phải trực tiếp chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình và giải thích vì sao.
a) Một người đã uống rượu nhưng vẫn lái xe, vì không làm chủ được tay lái nên đã đâm vào xe máy của người đi đường.
b) Một em bé 5 tuổi nghịch lửa, vô tình làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm.
Lời giải chi tiết:
- Trường hợp b (em bé 5 tuổi nghịch lửa) không phải trực tiếp chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình.
Giải thích:
- Trẻ em 5 tuổi chưa đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, do đó không thể chịu trách nhiệm pháp lý. Luật pháp thường quy định rằng trẻ em dưới một độ tuổi nhất định (thường là dưới 14 tuổi ở nhiều quốc gia) không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc dân sự vì họ chưa đủ khả năng nhận thức về hậu quả của hành vi.
- Ngược lại, người đã uống rượu (trường hợp a) vẫn có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, tuy nhiên hành vi lái xe trong trạng thái say rượu đã vi phạm pháp luật, và do đó người này phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Bài tập 6
Trả lời câu hỏi Bài tập 6 trang 48 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Vì muốn có tiền tiêu xài, bạn N - học sinh lớp 9 (14 tuổi) nhận lời chuyển một gói hàng lớn để lấy tiền. Trên đường đi giao hàng, bạn N đã bị các chú công an kiểm tra và phát hiện gói hàng có chứa ma túy. Các chú công an đã tạm giữ bạn N lại.
Câu hỏi:
Theo em, trong trường hợp trên, bạn N có phải gánh chịu trách nhiệm pháp lí không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
Trong trường hợp này, bạn N (14 tuổi) có thể không phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý trực tiếp về hành vi của mình.
Giải thích:
- Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chưa đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Điều này có nghĩa là bạn N không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về việc vận chuyển gói hàng có chứa ma túy.
- Mặc dù bạn N đã thực hiện hành vi chuyển giao gói hàng, nhưng ở độ tuổi này, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi có thể chưa hoàn thiện. Nếu bạn N không nhận thức rõ về nội dung của gói hàng (nếu bạn không biết đó là ma túy), thì có thể xem xét tình tiết này trong việc xem xét trách nhiệm.
Tuy nhiên, bạn N có thể vẫn phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc có thể bị xử lý theo các biện pháp giáo dục, tùy thuộc vào các quy định của pháp luật về trẻ em và các tình tiết cụ thể trong vụ việc.
Bài tập 7
Trả lời câu hỏi Bài tập 7 trang 49 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện theo yêu cầu.
Bạn T (14 tuổi - học sinh lớp 9), vì ngủ dâyh muộn nên đã mượn xe máy của bố để đi học. Đến ngã tư gặp đèn đỏ, bạn T không dừng lại mà cố gắng phóng vụt qua thật nhanhn nhưng chẳng may va vào ông Ba - người đang đi đúng phần đường của mình, làm cả hai cùng ngã và khiến ông Ba bị thương nặng.
Yêu cầu:
Em hãy nhận xét hành vi của bạn T. Nêu các vi phạm pháp luật mà bạn T đã vi phạm và trách nhiệm pháp lí tương ứng mà bạn ấy phải gánh chịu trong trường hợp này.
Lời giải chi tiết:
Nhận xét hành vi của bạn T:
Bạn T (14 tuổi) đã mượn xe máy của bố để đi học nhưng không dừng lại ở đèn đỏ và đã va vào ông Ba, gây thương tích cho ông.
Vi phạm pháp luật:
- Vi phạm giao thông: Không dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ.
- Sử dụng xe không có giấy phép: Bạn T chưa đủ tuổi để có giấy phép lái xe máy.
Trách nhiệm pháp lý tương ứng:
- Trách nhiệm hành chính: Bạn T có thể bị xử phạt hành chính do vi phạm luật giao thông.
- Trách nhiệm dân sự: Bạn T có thể phải bồi thường thiệt hại cho ông Ba về thương tích mà ông đã phải chịu.
Bài tập 8
Trả lời câu hỏi Bài tập 8 trang 49 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Em hãy thiết kế một bản infographic về chủ đề “Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí” để tham gia cuộc thi “Tuyên truyền viên pháp luật” do nhà trường tổ chức.
Lời giải chi tiết:
Nội dung đang được cập nhật ...
Bài tập 9
Trả lời câu hỏi Bài tập 9 trang 49 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Em hãy cùng nhóm bạn tìm hểu về tình hình vi phạm pháp luật giao thônng của người dân nơi em sinh sống. Từ đó, xây dựng thành các video trong clip tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông.
Lời giải chi tiết:
Để thực hiện yêu cầu này, nhóm bạn có thể làm theo các bước sau:
- Tiến hành khảo sát trong khu vực nơi mình sinh sống để ghi nhận các vi phạm giao thông (như không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, v.v.).
- Ghi lại các trường hợp cụ thể và phân tích nguyên nhân.
- Dựa vào dữ liệu đã thu thập, nhóm bạn có thể viết kịch bản cho video tuyên truyền, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chấp hành luật giao thông.
- Chia sẻ video với cộng đồng, tổ chức các buổi thảo luận về ý thức chấp hành pháp luật giao thông.


- Bài 10. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế - SBT Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 8. Tiêu dùng thông minh - SBT Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 7. Thích ứng với thay đổi - SBT Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 6. Quản lí thời gian hiệu quả - SBT Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 5. Bảo vệ hòa bình - SBT Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 10. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế - SBT Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí - SBT Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 8. Tiêu dùng thông minh - SBT Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 7. Thích ứng với thay đổi - SBT Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 6. Quản lí thời gian hiệu quả - SBT Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 10. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế - SBT Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí - SBT Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 8. Tiêu dùng thông minh - SBT Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 7. Thích ứng với thay đổi - SBT Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 6. Quản lí thời gian hiệu quả - SBT Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo