Bài 9. Các nhóm thủy sản và một số phương thức nuôi phổ biến trang 46, 47, 48, 49 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức>
Các loài thủy sản được phân loại gồm những nhóm nào? Ngoài phương thức nuôi thâm canh (Hình 9.1) còn có phương thức nuôi thủy sản nào khác, chúng có ưu và nhược điểm gì?
Câu hỏi tr46 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 46 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Các loài thủy sản được phân loại gồm những nhóm nào? Ngoài phương thức nuôi thâm canh (Hình 9.1) còn có phương thức nuôi thủy sản nào khác, chúng có ưu và nhược điểm gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phân loại các loài thủy sản
Lời giải chi tiết:
Các loài thủy sản được phân loại gồm thủy sản theo nguồn gốc, theo đặc tính sinh vật học.
Ngoài phương thức nuôi thâm canh, còn nuôi trồng thủy sản quảng canh, bán thâm canh.
Ưu điểm: vốn vận hành sản xuất thấp do không phải chi phí đầu tư cho con giống và thức ăn, ít chịu rủi ro về vấn đề dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, giá bán sản phẩm cao hơn sản phẩm từ các phương thức nuôi khác.
Nhược điểm: năng suất và sản lượng thấp, quản lí và vận hành sản xuất khó khăn.
Câu hỏi tr47 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 47 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Sắp xếp các loài thủy sản trong Hình 9,4 vào các nhóm phù hợp
Phương pháp giải:
Dựa vào cách phân loại thủy sản
Lời giải chi tiết:
Nhóm cá: cá chép
Nhóm động vật giáp xác: cua
Nhóm động vật thân mềm: ốc nhồi
Nhóm rong, tảo: rong sụn
Nhóm bò sát và lưỡng cư: ba ba, ếch.
Câu hỏi tr48 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 48 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Hãy kể tên các loài thủy sản đang được nuôi ở địa phương em và sắp xếp thành các nhóm theo đặc điểm cấu tạo, tính ăn và các yếu tố môi trường.
Phương pháp giải:
Dựa vào cách phân loại thủy sản
Lời giải chi tiết:
- Các loài thủy sản đang được nuôi ở địa phương em: Cá rô phi, cá chép, ốc, hến, ếch, cá trắm cỏ, cua đồng, cá quả, ...
- Phân loại:
+ Đặc điểm cấu tạo:
Nhóm cá: cá rô phi, cá trắm cỏ, cá chép, cá quả, ...
Nhóm động vật giáp xác: cua đồng
Nhóm động vật thân mềm: ốc, hến
Nhóm bò sát và lưỡng cư: ếch
+ Tính ăn
Nhóm ăn thực vật: cá trắm cỏ
Nhóm ăn tạp: cá rô phi, ốc, hến, cá chép, cua đồng
Nhóm ăn động vật: ếch, cá quả
+ Yếu tố môi trường:
Cá ôn đới – nước lạnh: không có
Cá nhiệt đới nước ẩm: Cá rô phi, cá chép, ốc, hến, ếch, cá trắm cỏ, cua đồng, cá quả, ...
Câu hỏi tr49 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 49 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Nêu phương thức nuôi thủy sản đang được áp dụng phổ biến ở địa phương em. Nêu ưu và nhược điểm của phương thức đó.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về Phương pháp nuôi trồng thủy sản.
Lời giải chi tiết:
Phương pháp nuôi trồng thủy sản thâm canh đang được áp dụng phổ biến ở đại phương em.
Ưu điểm: áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong quản lí và vận hành; năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Nhược điểm: vốn đầu tư lớn, rủi ro cao nếu người nuôi không nắm vững kiến thức và kĩ thuật.
Câu hỏi tr49 LT1
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 49 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Phân loại các loài thủy sản theo nguồn gốc và đặc tính sinh vật học.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phân loại các loài thủy sản
Lời giải chi tiết:
- Phân loại thủy sản theo nguồn gốc:
+ Loài thủy sản bản địa
+ Loài thủy sản nhập nội
- Phân loại thủy sản theo đặc tính sinh vật học:
a. Đặc điểm cấu tạo:
+ Nhóm cá
+ Nhóm động vật giáp xác
+ Nhóm động vật thân mềm
+ Nhóm rong, tảo
+ Nhóm bò sát và lưỡng cư
b. Theo tính ăn
+ Nhóm ăn thực vật
+ Nhóm ăn tạp
+ Nhóm ăn động vật
c. Theo các yếu tố môi trường
+ Loài nước ngọt, nước lợ, nước mặn
+ Cá ôn đới – nước lạnh, cá nhiệt đới – nước ẩm
Câu hỏi tr49 LT2
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 49 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Mô tả các phương thức nuôi thủy sản phổ biến ở nước ta. Nêu ưu và nhược điểm của từng phương phức.
Phương pháp giải:
Dựa vào phương thức nuôi trồng thủy sản
Lời giải chi tiết:
- Nuôi trồng thủy sản quảng canh: là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào nguồn gốc thức ăn và con giống trong tự nhiên. Diện tích ao đầm nuôi thường rất lớn, ít đầu tư cơ sở vật chất, mật độ nuôi thấp:
+ Ưu điểm: vốn vận hành sản xuất thấp; ít chịu rủi ro (dịch bệnh, ô nhiễm môi trường); giá bán sản phẩm cao hơn so với phương thức khác.
+ Nhược điểm: năng suất và sản lượng thấp, quản lý và vận hành sản xuất khó khăn.
- Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh: là phương thức nuôi trồng thủy sản trong điều kiện kiểm soát được một phần quá trình tăng trưởng và sản lượng của thủy sản, sự tăng trưởng phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo:
+ Ưu điểm: Dễ vận hành quản lý; phù hợp điều kiện kinh tế người nuôi; hiệu quả kinh tế cao hơn quảng canh
+ Nhược điểm: chưa áp dụng công nghệ cao; năng suất thấp hơn nuôi trồng thâm canh.
- Nuôi trồng thủy sản thâm canh: phương thức nuôi trồng thủy sản trong điều kiện kiểm soát quá trình tăng trưởng và sản lượng của thủy sản thông qua cung cấp giống nhân tạo, thức ăn công nghiệp, nguồn nước cấp và thoát chủ động:
+ Ưu điểm: áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong quản lý và vận hành; năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
+ Nhược điểm: vốn đầu tư lớn; rủi ro lớn nếu không nắm vững kiến thức và kĩ thuật.
Câu hỏi tr49 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 49 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Hãy đề xuất phương thức nuôi một loài thủy sản phù hợp với thực tiễn của địa phương em.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức của bản thân
Lời giải chi tiết:
Phương thức nuôi cá tắc phù hợp với thực tiễn địa phương em:
- Nuôi cá lóc trong ao lót bạt:
+ Phương thức này giúp tiết kiệm nước, hạn chế ô nhiễm môi trường.
+ Ao lót bạt có thể sử dụng nhiều lần, tiết kiệm chi phí đầu tư.
- Nuôi cá lóc theo mô hình biofloc:
+ Mô hình này giúp cải thiện chất lượng nước, tăng cường sức đề kháng cho cá.
+ Mô hình biofloc giúp giảm chi phí thức ăn, tăng lợi nhuận cho người nuôi.
- Nuôi cá lóc kết hợp với các loại cây trồng khác:
+ Mô hình này giúp tận dụng tối đa diện tích đất, tăng hiệu quả kinh tế.
+ Các loại cây trồng có thể giúp thanh lọc nước, tạo môi trường tốt cho cá phát triển.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 25. Bo mạch lập trình vi điều khiển trang 133, 134, 135, 136, 137, 138 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 24. Khát quát về vi điều khiển trang 128, 129, 130, 131, 132 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 22. Một số mạch xử lí tín hiệu trong điện tử số trang 118, 119, 120, 121, 122 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 21. Tín hiệu số và các cổng logic cơ bản trang 112, 113, 114, 115, 116, 117 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 19. Khuếch đại thuật toán trang 101, 102, 103, 104, 105, 106 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 25. Bo mạch lập trình vi điều khiển trang 133, 134, 135, 136, 137, 138 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 24. Khát quát về vi điều khiển trang 128, 129, 130, 131, 132 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 22. Một số mạch xử lí tín hiệu trong điện tử số trang 118, 119, 120, 121, 122 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 21. Tín hiệu số và các cổng logic cơ bản trang 112, 113, 114, 115, 116, 117 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 19. Khuếch đại thuật toán trang 101, 102, 103, 104, 105, 106 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức