Bài 6. Ý nghĩa, nhiệm vụ, thực trạng của việc bảo vệ và khai thác rừng trang 32, 33, 34, 35 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức>
Thực trạng việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng ở nước ta? Việc tuyên truyền bảo vệ rừng (Hình 6.1) có ý nghĩa như thế nào đối với bảo vệ tài nguyên rừng?
Câu hỏi tr32 MĐ
Thực trạng việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng ở nước ta? Việc tuyên truyền bảo vệ rừng (Hình 6.1) có ý nghĩa như thế nào đối với bảo vệ tài nguyên rừng?
Phương pháp giải:
Dựa vào Hình 6.1.
Lời giải chi tiết:
Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng ở nước ta luôn đi đôi với nhau. Việc tuyên truyền brao vệ rừng mang lại nhiều ý nghĩa đối với bảo vệ tài nguyên rừng.
Câu hỏi tr32 KP
Vì sao bảo vệ khai thác rừng bền vững lại có ý nghĩa bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn các nguồn gene động vật, thực vật quý hiếm?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về ý nghĩa của việc bảo vệ và khai thác rừng bền vững.
Lời giải chi tiết:
Vì rừng là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Việc bảo vệ rừng sẽ bảo vệ được và bảo tồn các nguồn gene quý hiếm.
Câu hỏi tr33 KP
Hãy liên hệ và nêu một số nhiệm vụ của bản thân trong việc bảo vệ rừng.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về nhiệm vụ của bảo vệ rừng.
Lời giải chi tiết:
Nhiệm vụ của bản thân:
+ Thông báo kịp thời cho cơ quản có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và phạm vi vi phạm quy định về quản lí, bảo vệ rừng.
+ Chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng.
+ Tuyên truyền bảo vệ rừng đến các chủ hộ.
Câu hỏi tr33 KN
Sử dụng internet, sách, báo,… tìm hiểu về một số động vật, thực vật rừng quý hiếm cần được bảo vệ.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
- Động vật:
+ Voọc chà vá chân nâu
+ Tê tê Sunda
+ Gấu ngựa
+ ...
- Thực vật:
+ Sâm Ngọc Linh
+ Trầm hương
+ Lan hải
Câu hỏi tr34 KP
Quan sát Hình 6.2 và phân tích thực trạng trồng rừng ở nước ta giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2022.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về thực trạng trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
Diện tích rừng trồng liên tục tăng, tuy nhiên theo báo cáo kết quả phát triển giai đoạn 2007 – 2022 chưa hoàn thành so với mục tiêu ban đầu:
- Rừng đặc dụng không tăng trong cả giai đoạn, rừng phòng hộ tăng chậm
- Rừng sản xuất tăng nhiều so với năm 2007.
Câu hỏi tr35 KN
Sử dụng internet, sách, báo,… để tìm hiểu và đánh giá thực trạng bảo vệ và khai thác rừng ở địa phương em hoặc một số địa phương mà em biết.
Phương pháp giải:
Dựa vào tìm hiểu trên internet, sách, báo,…
Lời giải chi tiết:
Tìm hiểu thực trạng bảo vệ, khai thác rừng ở tỉnh Quảng Nam:
1. Về bảo vệ rừng:
- Diện tích và tỷ lệ che phủ rừng:
+ Diện tích: 680.249,67 ha.
+ Tỷ lệ che phủ: 42,1%.
- Thành quả:
+ Diện tích rừng tăng liên tục qua các năm.
+ Chất lượng rừng được cải thiện.
- Vấn đề tồn tại:
+ Vẫn còn tình trạng khai thác rừng trái phép.
+ Ý thức của một số người dân về bảo vệ rừng còn hạn chế.
2. Về khai thác rừng:
- Diện tích và sản lượng khai thác:
+ Diện tích khai thác được phép: 23.500 ha (năm 2022).
+ Sản lượng khai thác gỗ: 15 triệu m3 (năm 2022).
- Loại gỗ khai thác: Keo, bạch đàn, thông, dổi,...
- Vấn đề tồn tại:
+ Khai thác rừng trái phép.
+ Chế biến gỗ còn nhiều hạn chế.
3. Giải pháp:
- Bảo vệ rừng:
+ Tăng cường công tác quản lý rừng.
+ Nâng cao nhận thức của người dân.
+ Phát triển các mô hình trồng rừng hiệu quả.
- Khai thác rừng:
+ Xử lý nghiêm hành vi khai thác rừng trái phép.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ.
+ Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ
Câu hỏi tr35 LT1
Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ và khai thác rừng bền vững đối với địa phương em.
Phương pháp giải:
Dựa vào ý nghĩa việc bảo vệ và khai thác rừng bền vững.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của việc bảo vệ và khai thác rừng bền vững đối với địa phương em.
1. Môi trường:
- Bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất, giảm thiểu thiên tai.
- Duy trì đa dạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái rừng.
- Cải thiện chất lượng không khí, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
2. Kinh tế:
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản.
- Phát triển du lịch sinh thái, du lịch rừng.
- Tạo việc làm cho người dân, nâng cao đời sống.
3. Xã hội:
- Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số.
- Góp phần củng cố quốc phòng, an ninh.
Câu hỏi tr35 LT2
Để bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững cần nghiêm cấm các hành vi nào sau đây?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về thực trạng bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng.
Lời giải chi tiết:
Nghiêm cấm hành vi: 1, 2, 3, 4, 5
Câu hỏi tr35 VD
Đề xuất biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng phù hợp với thực tiễn của địa phương em hoặc một số địa phương khác mà em biết.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về bảo vệ và khai thác rừng
Lời giải chi tiết:
Đề xuất biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng phù hợp với thực tiễn địa phương Quảng Nam:
1. Tuyên truyền, giáo dục:
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về tầm quan trọng của rừng thông qua các kênh thông tin đại chúng, hội thảo, tập huấn.
- Lồng ghép giáo dục bảo vệ rừng vào chương trình giảng dạy ở các trường học.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi về bảo vệ rừng.
2. Nâng cao nhận thức:
- Tổ chức các hoạt động cho người dân tham gia bảo vệ rừng như: trồng cây, dọn dẹp vệ sinh rừng, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.
- Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế gắn với bảo vệ rừng.
- Khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong bảo vệ rừng.
3. Xây dựng cơ chế, chính sách:
- Xây dựng và hoàn thiện các quy định, chính sách về bảo vệ rừng phù hợp với điều kiện địa phương.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác rừng.
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 25. Bo mạch lập trình vi điều khiển trang 133, 134, 135, 136, 137, 138 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 24. Khát quát về vi điều khiển trang 128, 129, 130, 131, 132 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 22. Một số mạch xử lí tín hiệu trong điện tử số trang 118, 119, 120, 121, 122 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 21. Tín hiệu số và các cổng logic cơ bản trang 112, 113, 114, 115, 116, 117 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 19. Khuếch đại thuật toán trang 101, 102, 103, 104, 105, 106 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 25. Bo mạch lập trình vi điều khiển trang 133, 134, 135, 136, 137, 138 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 24. Khát quát về vi điều khiển trang 128, 129, 130, 131, 132 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 22. Một số mạch xử lí tín hiệu trong điện tử số trang 118, 119, 120, 121, 122 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 21. Tín hiệu số và các cổng logic cơ bản trang 112, 113, 114, 115, 116, 117 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 19. Khuếch đại thuật toán trang 101, 102, 103, 104, 105, 106 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức