Bài 6. Thực hành lắp đặt mạng điện trong nhà - SBT Công nghệ 9 Cánh diều>
Quy trình lắp đặt mạng điện trong nhà gồm các bước theo trình tự nào sau đây?
Tổng hợp Đề thi vào 10 có đáp án và lời giải
Toán - Văn - Anh
Bài tập 1
Quy trình lắp đặt mạng điện trong nhà gồm các bước theo trình tự nào sau đây?
A. Vẽ sơ đồ nguyên lí; Vẽ sơ đồ lắp đặt; Kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của mạng điện; Chuẩn bị thiết bị, vật liệu, dụng cụ; Lắp đặt mạng điện.
B. Vẽ sơ đồ nguyên lí; Vẽ sơ đồ lắp đặt; Chuẩn bị thiết bị, vật liệu, dụng cụ; Lắp đặt mạng điện; Kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của mạng điện.
C. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí; Chuẩn bị thiết bị, vật liệu, dụng cụ; Vẽ sơ đồ lắp đặt; Lắp đặt mạng điện; Kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của mạng điện.
D. Tim hiểu sơ đồ nguyên li; Vẽ sơ đồ lắp đặt; Chuẩn bị thiết bị, vật liệu, dụng cụ; Lắp đặt mạng điện; Kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của mạng điện.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Bài tập 2
Để chuẩn bị thiết bị, vật liệu, dụng cụ cho lắp đặt mạng điện trong nhà cần căn cứ vào
A. sơ đồ nguyên lí của mạng điện trong nhà.
B. sơ đồ lắp đặt của mạng điện trong nhà.
C. số lượng thiết bị, đồ dùng điện cần thiết.
D. kích thước của bảng điện.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
Bài tập 3
Mục đích của thao tác vạch dấu trong lắp đặt mạng điện bảng điện là gì?
A. Xác định vị trí của các thiết bị điện và đường đi của dây dẫn điện.
B. Xác định vị trí của đồ dùng điện và đường đi của dây dẫn điện.
C. Xác định kích thước của bảng điện.
D. Xác định độ dài của dây dẫn điện.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
Bài tập 4
Thao tác làm sạch lỗi dây dẫn điện bằng giấy ráp khi nối dây với các thiết bị điện nhằm mục đích gì?
A. Đảm bảo an toàn cho mối nối.
B. Tăng tính thẩm mĩ cho mối nối.
C. Dễ dàng nối dây.
D. Mối nối có tiếp xúc tốt, tăng tính dẫn điện.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: D
Bài tập 5
Khi lắp đặt mạng điện cần thực hiện các thao tác theo trình tự nào dưới đây?
A. Vạch dấu; Khoan lỗ bảng điện; Lắp thiết bị điện vào bảng điện; Kiểm tra.
B. Vạch dấu; Khoan lỗ bảng điện; Lắp thiết bị điện vào bảng điện; Nối dây mạch điện.
C. Khoan lỗ bảng điện; Lắp thiết bị điện vào bảng điện; Nối dây mạch điện; Kiểm tra.
D. Khoan lỗ bảng điện; Lắp thiết bị điện vào bảng điện; Nối dây; Thử nghiệm.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
Bài tập 6
Ở mạng điện trong nhà, aptomat được lắp trước các thiết bị và đồ dùng điện nhằm mục đích gì?
A. Bảo vệ các thiết bị điện và đồ dùng điện khi mạng điện có sự cố về nguồn điện.
B. Đảm bảo tính mĩ thuật của bảng điện.
C. Đảm bảo việc đóng cắt mạch điện được thuận lợi.
D. Đảm bảo các thiết bị, đồ dùng điện luôn được cấp điện.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
Bài tập 7
Trong quá trình thực hành lắp đặt mạch điện, khi kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của mạch điện, học sinh cần phải
A. đông điện để kiểm tra hoạt động của mạch điện, nếu có sự cố thì báo cáo ngay với thầy cô.
B. đóng điện để kiểm tra hoạt động của cả đồ dùng điện và các thiết bị điện trong bảng điện.
C. đảm bảo an toàn điện, báo cáo với thầy cô và chỉ được phép đóng điện, thứ nghiệm hoạt động của mạch điện khi thầy cô cho phép và giám sát.
D. báo cáo với thầy cô và quan sát hoạt động của mạch điện sau khi đóng điện.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C
Bài tập 8
Trước khi thử nghiệm hoạt động của mạch điện, cần thực hiện thao tác kiểm tra nào sau đây?
A. Kiểm tra mạng điện phải được lắp đặt theo đúng sơ đồ lắp đặt.
B. Kiểm tra mạng điện phải được lắp đặt theo đúng sơ đồ nguyên lí.
C. Kiểm tra mạng điện phải được lắp đặt đảm bảo tính thẩm mĩ.
D. Kiểm tra mạng điện đã được nối với đèn hay chưa.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
Bài tập 9
Có thể đo, kiểm tra điện áp của nguồn điện ở ổ cắm điện bằng dụng cụ nào sau đây?
A. Bút thử điện.
B. Đồng hồ vạn năng.
C. Công tơ điện.
D. Đèn có điện áp định mức 220 V.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
Bài tập 10
Trong đánh giá kết quả thực hành lắp đặt mạch điện, tiêu chí quan trọng nhất là
A. có nhiều biện pháp sáng tạo trong quá trình thực hiện.
B. mạch hoạt động theo đúng yêu cầu.
C. thao tác thuần thục, sử dụng dụng cụ thuần thục.
D. chuẩn bị chu đáo và đầy đủ thiết bị, vật liệu, dụng cụ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
Bài tập 11
Khi thực hành lắp đặt mạch điện, tiêu chí quan trọng nhất là
A. thực hiện công việc nhanh chóng, các thao tác thuần thục.
B, thực hiện đúng quy trình, đảm bảo kĩ thuật và an toàn điện.
C. đảm bảo mạng điện có tính thẩm mĩ cao.
D. tiết kiệm vật liệu, dây dẫn điện.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
Bài tập 12
Thiết kế mạch điện có hai công tắc ba cực điều khiển một đèn để làm gì?
A. Dùng hai công tắc để bật, tắt một đèn nên tuổi thọ công tắc sẽ cao hơn.
B. Có thể bật, tắt đèn ở hai vị trí khác nhau để sử dụng thuận tiện.
C. Dùng một công tắc để bật và một công tắc để tắt đèn.
D. Do yêu cầu kĩ thuật của mạng điện trong nhà.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
Bài tập 13
Bảng điện là nơi để lắp đặt các phần tử điện nào sau đây?
A. Thiết bị đóng cắt và lấy điện.
B. Cầu dao và cầu chì.
C. Công tắc và ổ cắm điện.
D. Các loại phần tử tuỳ theo thiết kế.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
Bài tập 14
Mạng điện trong nhà có những loại bảng điện nào?
A. Bảng điện tổng và bảng điện nhánh.
B. Bảng điện chính và bảng điện phụ.
C. Bảng điện chính và bảng điện tổng.
D. Bảng điện nhánh và bảng điện phụ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
Bài tập 15
Cho sơ đồ nguyên lí của một mạch điện như Hình 6.1, hãy cho biết các phần tử nào của sơ đồ mạng điện được lắp đặt trên bảng điện?
A. Aptomat, công tắc.
B. Công tắc, đèn.
C. Aptomat, đèn.
D. Cả ba phần tử.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
Bài tập 16
Cho sơ đồ lắp đặt của mạng điện như Hình 6.2, hãy cho biết aptomat số 1 (Apl) bảo vệ mạch nhảnh gồm những phần từ điện nào sau đây?
A. Công tắc.
B. Đèn.
C. Ô cắm điện.
D. Công tắc và đèn.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C
Bài tập 17
Cho sơ đồ lắp đặt của mạch điện như Hình 6.2, hãy cho biết aptomat số 2 (Ap2) bảo vệ mạch nhánh gồm những phần tử điện nào sau đây?
A. Công tắc.
B. Đèn.
C. Ô cắm điện.
D. Công tắc và đèn,
Lời giải chi tiết:
Đáp án: D
Bài tập 18
Cho sơ đồ mạch điện như Hình 6.3, khi aptomat đóng, trong trường hợp công tắc 1 (CT1) đóng, công tắc 2 (CT2) như hình, trạng thái của các bóng đèn sẽ là
A. cả hai đèn cùng sáng.
B. đèn Đ1 sáng, đèn Đ2 tắt.
C. đèn Đ1 tắt, đèn Đ2 sáng.
D. cả hai đèn cùng tắt.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
Bài tập 19
Cho sơ đồ nguyên li của mạch điện như Hình 6.4, khi aptomat đóng, hãy cho biết để đèn Đ sáng thì các công tắc CT1 và CT2 ở trạng thái nào?..
A. Tiếp điểm động của CT1 bật lên cực A, tiếp điểm động của CT2 bật lên cực C.
B. Tiếp điểm động của CT1 bật lên cực A, tiếp điểm động của CT2 bật xuống cực D.
C. Tiếp điểm động của CT1 bật xuống cực B, tiếp điểm động của CT2 bật lên cực C.
D. Tiếp điểm động của CT1 và CT2 bật lên, xuống ngược chiều nhau.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
Bài tập 20
Cho mạch điện chiếu sáng phòng ngủ như Hình 6.5, cần lựa chọn công tắc 1 và công tắc 2 như thế nào để cùng điều khiển được đèn?
A. Chọn công tắc 1 loại hai cực, công tắc 2 loại ba cực.
B. Chọn hai công tắc loại ba cực.
C. Chọn công tắc 1 loại ba cực, công tắc 2 loại hai cực.
D. Chọn hai công tắc loại hai cực.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
Bài tập 21
Khi lắp mạch điện chiếu sáng cầu thang cần sử dụng
A. hai công tắc hai cực.
B. một công tắc hai cực và một công tắc ba cực.
C. hai công tắc ba cực.
D. ba công tắc hai cực.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C
Bài tập 22
Trong mạch điện chiếu sáng phòng ngủ như Hình 6.6, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đên được lắp sau các công tắc và aptomat.
B. Aptomat được lắp sau các công tắc và đèn.
C. Aptomat được lắp trước các công tắc và sau đèn.
D. Các công tắc được lắp sau aptomat và đèn.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
Bài tập 23
Khi lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn chiếu sáng phòng ngủ, để thuận tiện khi sử dụng thì hai công tắc nên được đặt ở các vị trí nào?
A. Hai công tắc đặt cạnh nhau ở cạnh cửa ra vào.
B. Hai công tắc đặt cạnh nhau ở cạnh đầu giường.
C. Một công tắc đặt ở cạnh cửa ra vào, một công tắc đặt ở cạnh đầu giường.
D. Một công tắc đặt ở bên trong, một công tắc đặt ở bên ngoài phòng ngủ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C
Bài tập 24
Trong sơ đồ mạch điện điều khiển hai đèn sáng luân phiên Hình 6,7, mạch điện gồm có
A. một aptomat, hai công tắc hai cực, hai đèn.
B. một aptomat, một công tắc hai cực, một công tắc ba cực, hai đèn.
C. một aptomat, hai công tắc ba cực, hai đèn.
D. hai aptomat, một công tắc ba cực, hai đèn.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
Bài tập 25
Trong sơ đồ mạch điện điều khiển hai đèn sáng luân phiên (Hình 6.7), các thiết bị điện và đồ dùng điện được lắp theo thứ tự từ dây pha đến dây trung tính như thế nào?
A. Aptomat, công tắc ba cực, công tắc hai cực, hai đèn.
B. Aptomat, công tắc hai cực, công tắc ba cực, hai đèn.
C. Công tắc hai cực, công tắc ba cực, ba đèn, aptomat.
D. Hai đèn, công tắc ba cực, công tắc hai cực, aptomat.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
Bài tập 26
Trong sơ đồ mạch điện điều khiển hai đèn sáng luân phiên (Hình 6.7), công tắc hai cực CT1 được dùng để
A. đóng cắt nguồn điện.
B. điều khiển luân phiên hai đèn.
C. bảo vệ quá tải cho đèn Đ1.
D. bảo vệ quá tải cho đèn Đ2.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
Bài tập 27
Trong mạch điện Hình 6.7, aptomat ở trạng thái đóng, đèn Đ1 chỉ sáng khi
A. công tắc CT1 bật, tiếp điểm động của công tắc CT2 đóng lên cực A.
B. công tắc CT1 bật, tiếp điểm động của công tắc CT2 đóng xuống cực B.
C. công tắc CT1 tắt, tiếp điểm động của công tắc CT2 đóng lên cực A.
D. công tắc CT1 tắt, tiếp điểm động của công tắc CT2 đóng xuống cực B.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
Bài tập 28
Hãy thiết kế sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt cho mạch điện chiếu sáng phòng ngủ gồm: một aptomat, hai công tắc ba cực và hai đèn.


- Bài 7. Một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà - SBT Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 5. Tính toán chi phí cho mạng điện trong nhà - SBT Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 4. Thiết kế mạng điện trong nhà - SBT Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 3. Thiết bị, vật liệu, dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà
- Bài 2. Dụng cụ đo điện cơ bản - SBT Công nghệ 9 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 7. Một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà - SBT Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 6. Thực hành lắp đặt mạng điện trong nhà - SBT Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 5. Tính toán chi phí cho mạng điện trong nhà - SBT Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 4. Thiết kế mạng điện trong nhà - SBT Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 3. Thiết bị, vật liệu, dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà
- Bài 7. Một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà - SBT Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 6. Thực hành lắp đặt mạng điện trong nhà - SBT Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 5. Tính toán chi phí cho mạng điện trong nhà - SBT Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 4. Thiết kế mạng điện trong nhà - SBT Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 3. Thiết bị, vật liệu, dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà