Bài 4. Em thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn - SGK Đạo đức 4 Cánh diều>
Tham gia trò chơi Sóng xô và trả lời câu hỏi a. Theo em, “cơn sóng” tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống?
Khởi động
Trả lời câu hỏi trang 18 SGK Đạo đức 4– Cánh diều
Tham gia trò chơi Sóng xô và trả lời câu hỏi
Câu hỏi:
a. Theo em, “cơn sóng” tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống?
b. Khi thấy một ai đó gặp “sóng gió” chúng ta cần làm gì?
Phương pháp giải:
- Nêu ý nghĩa của “ cơn sóng” trong cuộc sống.
- Việc làm của bản thân khi thấy một ai đó gặp “sóng gió”
Lời giải chi tiết:
a. Theo em, “cơn sóng” tượng trưng cho những điều khó khăn, có thể ập tới một cách bất ngờ mà chúng ta có thể gặp phải trong cuộc sống.
b. Khi thấy một ai đó gặp “sóng gió” chúng ta cần phải thông cảm và tìm cách để giúp đỡ họ
Khám phá 1
Trả lời câu hỏi trang 19, 20 SGK Đạo đức 4– Cánh diều
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
Câu hỏi:
a. Cô bé đã làm gì khi thấy cậu bé nghèo hỏi xin một cốc nước?
b. Vì sao hoá đơn viện phí đã được bác sĩ Ha-uốt Ken-li thanh toán?
c. Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên ?
Phương pháp giải:
- Nêu hành động của cô bé khi thấy cậu bé nghèo hỏi xin một cốc nước.
- Đưa ra lý do giải thích vì sao hoá đơn viện phí đã được bác sĩ Ha-uốt Ken-li thanh toán.
- Nêu bài học em nhận được qua câu chuyện trên.
Lời giải chi tiết:
a. Khi thấy cậu bé nghèo hỏi xin một cốc nước, cô bé đã nhanh chóng đem tới một li sữa cho cậu bé.
b. Hoá đơn viện phí đã được bác sĩ Ha-uốt Ken-li thanh toán vì bác sĩ đã nhận ra người bệnh nhân chính là cô gái năm nào cho mình li sữa lúc đói bụng.
c. Bài học được rút ra qua câu chuyện trên: Con người ta ai cũng sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống. Nếu chúng ta biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn thì sau đó cũng sẽ nhận lại được sự giúp đỡ.
Khám phá 2
Trả lời câu hỏi trang 20,21 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
Câu hỏi:
a. Em hãy nhận xét việc làm của các bạn trong tranh.
b. Em có sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn, phù hợp với khả năng của mình không? Vì sao?
c. Hãy kể thêm những hành động khác thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người góp khó khăn mà em biết.
Phương pháp giải:
- Đưa ra nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh.
- Đưa ra ý kiến của bản thân xem có sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn, phù hợp với khả năng của mình không và giải thích lý do.
- Kể thêm những hành động khác thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người góp khó khăn mà em biết.
Lời giải chi tiết:
Lời giải:
a. Việc làm của các bạn trong tranh:
Bức tranh |
Nhận xét |
1 |
Biết chia sẻ bút của mình cho bạn mượn. |
2 |
Biết an ủi, động viên khi bạn có chuyện buồn. |
3 |
Nuôi heo, quyên góp tiền để ủng hộ và giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn. |
4 |
Nói lời an ủi khi bạn có chuyện buồn. |
5 |
Em nhỏ không muốn chia sẻ đồ chơi của mình cho các bạn trong trại trẻ tình thương. |
6 |
Biết sử dụng tiền bán rau để ủng hộ cho các bạn học sinh khó khăn. |
b. Em sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn, phù hợp với khả năng của mình. Bởi vì:
- Họ cần nhận được giúp đỡ khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác, họ sẽ cảm thấy tin tưởng vào cuộc sống và có thể sống vui vẻ hơn.
- Trong cuộc sống, ai cũng sẽ có lúc gặp khó khăn. Khi mình có khả năng giúp được họ thì cứ giúp vì cũng sẽ có lúc mình cũng gặp khó khăn thì cũng cần được giúp đỡ như họ.
c. Những hành động khác thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người góp khó khăn mà em biết:
- Lan cho Hà đi học cùng bằng xe đạp vì xe của Hà bị hỏng.
- Vào dịp khai giảng năm học mới, nhà trường đã tặng cho những học sinh nghèo vượt khó mỗi bạn một bộ áo quần mới để tới trường.
- Lớp em hay tổ chức quyên góp sách vở, đồ dùng học tập để trao tặng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi trang 21, 22 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều
1. Liên tưởng tình huống phù hợp
a. Để cháu giúp bà nhé!
b. Nếu bạn muốn đi đâu có thể nói mình giúp nhé!
c. Chắc bố của bạn chưa hiểu bạn thôi. Mình nghĩ bố rất thương bạn.
d. Hình như bạn đang mệt. Mình sẽ nhờ cô giáo giúp bạn.
e. Mình tin rằng bạn sẽ sớm khoẻ thôi. Bạn cố gắng lên nhé!
Câu hỏi: Theo em, những lời nói trên có thể sử dụng trong trường hợp nào để thể hiện sự cảm thông và giúp đỡ người gặp khó khăn?
Phương pháp giải:
Đọc các câu nói và hãy đưa ra tình huống thực tế phù hợp trong cuộc sống.
Lời giải chi tiết:
Câu nói |
Tình huống phù hợp |
a |
Trên đường đi học về, Lan gặp một bà cụ đang chần chừ khi sang đường. Lan đến gần bà và nói "Để cháu giúp bà nhé!" |
b |
Bạn Hoa mới bị ngã, phải bó bột ở chân và khó khăn trong việc đi lại. Nga ngồi cùng bàn với Hoa và nói “Nếu bạn muốn đi đâu có thể nói mình giúp nhé!” |
c |
Hòa đang buồn và giận vì bị bố mắng. Thanh đã nói với bạn: "Chắc bố của bạn chưa hiểu bạn thôi. Mình nghĩ bố rất thương bạn." |
d |
Sau khi tập thể dục xong, Hoa thấy Bích có vẻ mệt mỏi nên đã nói với bạn “Hình như bạn đang mệt. Mình sẽ nhờ cô giáo giúp bạn.” |
e |
Đến thăm bạn bị ốm, Hoa đã nói với bạn: "Mình tin rằng bạn sẽ sớm khoẻ thôi. Bạn cố gắng lên nhé!" |
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi trang 22 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều
Quan sát tranh và thảo luận nhóm
Câu hỏi: Em hãy đoán xem bạn trong tranh dự định làm gì. Vì sao các bạn lại làm như vậy?
Phương pháp giải:
- Dự đoán hành động của các bạn trong tranh.
- Giải thích vì sao các bạn lại làm như vậy.
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1: bạn nữ sẽ lại gần nhặt đồ và xách đồ giúp bà cụ.
- Tranh 2: bạn nam đang lo lắng khi thấy bạn học bị sổ mũi, cũng có thể bị bệnh.
- Các bạn ấy có suy nghĩ và hành động như vậy vì các bạn ấy đang cảm thông và muốn giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi trang 22, 23 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều
Xử lý tình huống
Tình huống 1:
Mấy hôm nay, Hưng không đi học. Giờ sinh hoạt lớp, cô giáo buồn bã thông báo:
- Như các em đã biết, mẹ bạn Hưng lớp ta bị ốm đã lâu, nay bố bạn ấy lại mới bị tai nạn giao thông. Hoàn cảnh gia đình bạn đang rất khó khăn. Chúng ta cần phải giúp bạn Hưng vượt qua khó khăn này.
Câu hỏi 1: Em hãy đề xuất những việc có thể làm trong khả năng của mình để giúp Hưng.
Tình huống 2: Lớp 4C có thêm một học sinh mới từ tỉnh khác chuyển về. Bạn tên là Mây, người bé nhỏ, nói tiếng địa phương nghe rất lạ và quần áo bạn mặc không giống với các bạn trong lớp. Vì vậy, Mây thường bị một số bạn nam trong lớp trêu chọc, nhại giọng nói và xì xào, bình phẩm về trang phục,... Điều này khiến Mây rất buồn và mặc cảm.
Câu hỏi 2: Hãy nêu ý kiến của em để giúp bạn Mây vượt qua khó khăn, tiếp tục đến lớp.
Phương pháp giải:
- Đọc tình huống 1 và đưa ra việc làm trong khả năng của bản thân để giúp đỡ Hưng.
- Đọc tình huống 2 và đưa ra ý kiến của bản thân để giúp bạn Mây vượt qua khó khăn, tiếp tục đến lớp.
Lời giải chi tiết:
- Những việc em có thể làm để giúp Hưng là:
+ Kêu gọi, phát động tới các bạn trong lớp quyên góp ủng hộ tiền để giúp đỡ cho gia đình bạn Hưng.
+ Đến nhà bạn Hưng để giúp đỡ việc nhà như quét nhà,…
+ Thường xuyên hỏi thăm tình hình sức khỏe của bố mẹ Hưng.
+ Trong thời gian rảnh, đến nhà bạn Hưng để giúp bạn về việc học tập, bài vở trên lớp.
- Em sẽ nói các bạn nam hãy dừng ngay hành động trêu chọc bạn Mây và tôn trọng bạn ấy. Em sẽ bảo các bạn nên thường xuyên nói chuyện, tâm sự với Mây để bạn ấy hòa nhập vào môi trường mới.
Luyện tập 4
Trả lời câu hỏi trang 23 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều
Thuyết trình ngắn về sự sẵn sàng cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn theo gợi ý sau
- Tại sao cần phải sẵn sàng cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn?
- Em có sẵn sàng cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói và hành động phù hợp với lứa tuổi không? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đưa ra lý do tại sao cần phải sẵn sàng cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.
- Quan điểm của bản thân có sẵn sàng cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói và hành động phù hợp với lứa tuổi không và đưa ra lý do.
Lời giải chi tiết:
- Trong cuộc sống, ai cũng có lúc sẽ gặp phải khó khăn. Những người đang trong hoàn cảnh khó khăn sẽ rất buồn và tự ti, mặc cảm với cuộc sống. Nếu nhận được sự giúp đỡ họ sẽ có niềm tin hơn vào cuộc sống, cảm thấy ấm lòng và có động lực để vượt qua được khó khăn đó. Đó là sợi dây vô hình tạo niềm tin trong cuộc sống.
- Chúng ta có rất nhiều cách để giúp họ vượt qua khó khăn, không những là bằng vật chất mà còn có thể bằng tinh thần.
- Đối với bản thân em, em luôn sẵn sàng cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói và hành động phù hợp với lứa tuổi của mình. Em có thể hỏi han, quan tâm đối với vấn đề họ đang gặp phải. Bên cạnh đó, em có thể làm giúp họ những việc nhỏ trong khả năng của bản thân để giúp họ có thể dễ dàng vượt qua được khó khăn đó.
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi trang 23 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều
Chia sẻ về những việc em đã làm để cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.
Phương pháp giải:
Suy nghĩ và chia sẻ những việc của bản thân đã làm để cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
Lời giải chi tiết:
Những việc em đã làm để cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn:
- Cho bạn mượn bút khi bút của bạn bị hỏng.
- Hỏi thăm bạn khi nhà bạn có chuyện buồn.
- Giúp bà cụ qua đường.
- Cho bạn đi cùng xe tới trường khi xe đạp của bạn bị hỏng.
- Quyên góp sách vở cho các bạn trẻ vùng bão lũ.
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi trang 23 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều
Thực hiện những việc làm thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn tại nơi em đang sinh sống.
Phương pháp giải:
Bằng hành động, hãy thực hiện những việc làm thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn tại nơi em đang sinh sống.
Lời giải chi tiết:
Em có thể thực hiện những việc làm thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn tại nơi em đang sinh sống như:
- Hỏi thăm gia đình bác Lan khi chồng bác vừa qua đời.
- Cho em Hoa đồ chơi của mình.
- Cho Bích đi cùng xe đạp tới trường khi xe của em ấy bị hỏng.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 12. Em thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em - SGK Đạo đức 4 Cánh diều
- Bài 11. Em quý trọng đồng tiền - SGK Đạo đức 4 Cánh diều
- Bài 10. Nuôi dưỡng quan hệ bạn bè - SGK Đạo đức 4 Cánh diều
- Bài 9. Em làm quen với bạn bè - SGK Đạo đức 4 Cánh diều
- Bài 8. Em bảo vệ của công - SGK Đạo đức 4 Cánh diều
- Bài 12. Em thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em - SGK Đạo đức 4 Cánh diều
- Bài 11. Em quý trọng đồng tiền - SGK Đạo đức 4 Cánh diều
- Bài 10. Nuôi dưỡng quan hệ bạn bè - SGK Đạo đức 4 Cánh diều
- Bài 9. Em làm quen với bạn bè - SGK Đạo đức 4 Cánh diều
- Bài 8. Em bảo vệ của công - SGK Đạo đức 4 Cánh diều