Bài 3. Sắp xếp chọn trang 37, 38 SBT Tin học 7 Cánh diều>
Chọn số lớn nhất trong dãy nguồn còn lại” là một bài toán con khi thực hiện sắp xếp chọn dần. Giả sử dãy cần sắp xếp gồm 10 số. Hãy chọn câu đúng:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Câu 11
Chọn số lớn nhất trong dãy nguồn còn lại” là một bài toán con khi thực hiện sắp xếp chọn dần. Giả sử dãy cần sắp xếp gồm 10 số. Hãy chọn câu đúng:
1) Phải giải 10 bài toán con nói trên.
2) Phải giải 9 bài toán con nói trên.
3) Phải giải 1 bài toán con nói trên.
4) Tùy theo dãy đầu vào mà số lần giải bài toán con khác nhau.
Lời giải chi tiết:
Câu trả lời đúng là:
2) Phải giải 9 bài toán con nói trên.
Câu 12
Thao tác “đổi chỗ” là một việc làm khi thực hiện sắp xếp chọn dần. Giả sử dãy sắp xếp gồm 10 số. Hãy chọn câu đúng:
1) Phải thực hiện 10 lần đổi chỗ.
2) Phải thực hiện 9 lần đổi chỗ.
3) Tùy theo dãy đầu vào mà số lần đổi chỗ khác nhau.
4) Không phải đổi chỗ lần nào nếu dãy cần sắp xếp đã đúng thứ tự mong muốn.
Lời giải chi tiết:
Câu trả lời đúng là:
3) Tùy theo dãy đầu vào mà số lần đổi chỗ khác nhau.
4) Không phải đổi chỗ lần nào nếu dãy cần sắp xếp đã đúng thứ tự mong muốn.
Câu 13
Xét thuật toán sắp xếp bằng cách chọn dần. Hãy phát hiện câu sai:
1) Ở bước i, dãy con còn lại chưa theo thứ tự mong muốn là {ai, ……, an}
2) Ở bước i, dãy con còn lại chưa theo thứ tự mong muốn là {ai+1, ……, an}
3) Ở bước i, dãy con được sắp xếp là {a1, a2, ……, ai}
4) Sau bước i, dãy con đã được sắp xếp là {a1, a2, ……, ai}
5) Ở bước i, xếp vào cuối dãy con được sắp xếp bằng cách đổi chỗ là amax, cho ai.
6) Ở bước i, xếp vào cuối dãy con đã được sắp xếp bằng cách đồi chỗ ai cho amax.
Lời giải chi tiết:
Câu sai là:
2) Ở bước i, dãy con còn lại chưa theo thứ tự mong muốn là {ai+1, ……, an}
3) Ở bước i, dãy con được sắp xếp là {a1, a2, ……, ai}
Câu 14
Trong thuật toán sắp xếp bằng cách chọn dần, dãy đích hình thành ở đầu trái, dài thêm dần và dãy nguồn còn lại ở bên phải, ngắn đi dần. Nếu yêu cầu ngược lại, dãy đích hình thành ở đầu bên phải và dãy nguồn còn lại ở bên trái thì cần sửa lại thao tác ở các bước như thế nào.
Lời giải chi tiết:
- Để dãy đích hình thành ở đầu trái thì phải đổi chỗ cho phần tử cuối dãy nguồn còn lại. Ở bước i, cuối dãy nguồn là vị trí n + 1 – i.
- Ở mỗi bước, nếu ta chọn số lớn nhất trong dãy nguồn còn lại thì kết quả sẽ là dãy tăng dần (không giảm). Nếu vẫn muốn sắp dãy giảm dần thì chọn số nhỏ nhất để đổi chỗ.
Sửa lại thao tác trong vòng lặp như sau:
a) Tìm số nhỏ nhất trong dãy nguồn còn lại {a1, a2, ……, an+1-i} gọi là amin.
b) Đổi chỗ amin cho an+1-i
- Bài 4. Sắp xếp nổi bọt trang 38, 39 SBT Tin học 7 Cánh diều
- Bài 5. Thực hành mô phỏng các thuật toán tìm kiếm, sắp xếp trang 39, 40 SBT Tin học 7 Cánh diều
- Bài 2. Tìm kiếm nhị phân trang 36, 37 SBT Tin học 7 Cánh diều
- Bài 1. Tìm kiếm tuần tự trang 35, 36 SBT Tin học 7 Cánh diều
- Bài 6. Thực hành tìm và sửa lỗi trang 59, 60 SBT Tin học 8 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 5. Thực hành mô phỏng các thuật toán tìm kiếm, sắp xếp trang 39, 40 SBT Tin học 7 Cánh diều
- Bài 4. Sắp xếp nổi bọt trang 38, 39 SBT Tin học 7 Cánh diều
- Bài 3. Sắp xếp chọn trang 37, 38 SBT Tin học 7 Cánh diều
- Bài 2. Tìm kiếm nhị phân trang 36, 37 SBT Tin học 7 Cánh diều
- Bài 1. Tìm kiếm tuần tự trang 35, 36 SBT Tin học 7 Cánh diều
- Bài 5. Thực hành mô phỏng các thuật toán tìm kiếm, sắp xếp trang 39, 40 SBT Tin học 7 Cánh diều
- Bài 4. Sắp xếp nổi bọt trang 38, 39 SBT Tin học 7 Cánh diều
- Bài 3. Sắp xếp chọn trang 37, 38 SBT Tin học 7 Cánh diều
- Bài 2. Tìm kiếm nhị phân trang 36, 37 SBT Tin học 7 Cánh diều
- Bài 1. Tìm kiếm tuần tự trang 35, 36 SBT Tin học 7 Cánh diều