Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều>
Các nhân tố kinh tế - xã hội và tự nhiên tác động đã tạo nên đặc điểm phân bố dân cư, quần cư ở từng khu vực hay từng quốc gia. Vậy ở Việt Nam, phân bố dân cư có đặc điểm gì? Giữa các quần cư thành thị và quần cư nông thôn có sự khác biệt như thế nào?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Mở đầu
Các nhân tố kinh tế - xã hội và tự nhiên tác động đã tạo nên đặc điểm phân bố dân cư, quần cư ở từng khu vực hay từng quốc gia. Vậy ở Việt Nam, phân bố dân cư có đặc điểm gì? Giữa các quần cư thành thị và quần cư nông thôn có sự khác biệt như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần I. Phân bố dân cư (SGK trang 109)
- Chỉ ra những đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam.
- Đọc kĩ phần II. Các loại hình quần cư thành thị và nông thôn (SGK trang 111)
- Chỉ ra sự khác nhau giữa các quần cư thành thị và quần cư nông thôn.
Lời giải chi tiết:
- Đặc điểm phân bố dân cư:
+ Phân bố dân cư có sự thay đổi theo thời gian: những năm gần đây mật độ dân số ngày càng tăng.
+ Phân bố dân cư có sự khác nhau theo không gian: giữa đồng bằng với trung du và miền núi; giữa các vùng; giữa thành thị và nông thôn.
- Sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn:
+ Quần cư thành thị: nhiều chức năng, gắn với công nghiệp và dịch vụ.
+ Quần cư nông thôn: ít chức năng, gắn với nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp.
? mục 1
Dựa vào thông tin và hình 2.1, 2.2, hãy rút ra đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần I. Phân bố dân cư (SGK trang 109)
- Quan sát kĩ hình 2.1 và 2.2
- Chỉ ra những đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta
Lời giải chi tiết:
Mật độ dân số nước ta 2021 là 297 người/km2, thuộc nhóm nước có mật độ dân số cao trong khu vực.
- Phân bố dân cư có sự thay đổi theo thời gian: những năm gần đây mật độ dân số ngày càng tăng.
- Phân bố cư có sự khác nhau theo không gian:
+ Giữa đồng bằng với trung du và miền núi: dân cư tập trung ở đồng bằng cao hơn trung du và miền núi.
+ Giữa các vùng: các vùng có mật độ dân số cao là Đồng bằng sông Hồng (1091 người/ km2), Đông Nam Bộ (778 người/ km2); vùng có mật độ dân số thấp là Tây Nguyên (111 người/ km2), Trung du và miền núi Bắc Bộ (136 người/ km2).
+ Giữa thành thị và nông thôn: năm 2021, tỉ lệ dân thành thị là 37,1%, tỉ lệ dân nông thôn là 62,9%. Hà Nội (4375 người/ km2) và TP Hồ Chí Minh (2480 người/ km2) có mật độ dân số cao nhất cả nước
? mục 2
Dựa vào thông tin, hãy trình bày sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn ở Việt Nam.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần II. Các loại hình quần cư thành thị và nông thôn (SGK trang 111)
- Chỉ ra những khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn ở Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
- Quần cư thành thị
+ Có nhiều chức năng, thường là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, đầu mối giao thông.
+ Gắn với hoạt động kinh tế chính là công nghiệp và dịch vụ.
+ Dân cư tập trung mật độ cao, phân loại là thị trấn, thị xã, thành phố,…
+ Kiến trúc cảnh quan phổ biến là nhà ống, nhà cao tầng, kiểu nhà biệt thự, kiến trúc độc đáo,…
- Quần cư nông thôn
+ Chức năng thường là trung tâm hành chính và văn hóa.
+ Gắn với hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
+ Dân cư có mật độ dân số thấp, phân bố thành làng, thôn, ấp, bản, buôn, plây, phum, sóc.
+ Kiến trúc cảnh quan có sự thay đổi, gần với quần cư đô thị
Luyện tập
Lập sơ đồ hệ thống hóa đặc điểm phân bố dân cư Việt Nam.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần I. Phân bố dân cư (SGK trang 109)
- Lập sơ đồ hệ thống hóa đặc điểm phân bố dân cư Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
Vận dụng
Địa phương nơi em sinh sống thuộc loại quần cư nào? Hãy tìm hiểu và viết một đoạn văn ngắn về loại hình quần cư đó.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần II. Các loại hình quần cư thành thị và nông thôn (SGK trang 109)
- Tìm hiểu loại hình quần cư nơi em sống. Viết một đoạn văn ngắn về loại hình quần cư đó
Lời giải chi tiết:
Địa phương nơi em sinh sống thuộc loại hình quần cư thành thị.
Đô thị Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ của cả nước, là đầu mối giao thông quan trọng ở khu vực phía Bắc, kết nối với các trục giao thông xuyên suốt Tổ quốc. Đô thị Hà Nội gắn với các hoạt động công nghiệp và dịch vụ rất phát triển, đặc biệt là hoạt động dịch vụ như thương mại, tài chính, các trường đại học,… Đô thị Hà Nội có dân số và mật độ dân số ở cao thứ hai cả nước với mật độ dân số 2398 người/km2, cao gấp 8,2 lần cả nước.
Các điểm quần cư ở Hà Nội có mức độ tập trung cao, được phân thành các tổ dân phố, phường, quận. Kiến trúc cảnh quan ở Hà Nội rất đa dạng và hiện đại, đặc biệt là các tòa nhà chung cư cao tầng, cơ sở hạ tầng giao thông phát triển và hiện đại, có các khu công viên rộng để người dân đô thị sinh hoạt. Ngoài ra còn có một số kiểu kiến trúc độc đáo như: phố cổ, khu biệt thự,…
Các bài khác cùng chuyên mục
- Chương 3. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Chương 2. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Chương 1. Đô thị: Lịch sử và hiện đại SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Bài 19: Thực hành: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Chương 3. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Chương 2. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Chương 1. Đô thị: Lịch sử và hiện đại SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Bài 19: Thực hành: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều