Bài 16: Trật tự thế giới mới từ 1991 đến nay SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh Diều>
Nêu các xu hướng của thế giới từ năm 1991 đến nay ?
? mục I
Nêu các xu hướng của thế giới từ năm 1991 đến nay ?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần I. Xu hướng của thế giới từ năm 1991 đến nay (SGK trang 88)
- Chỉ ra xu hướng của thế giới từ năm 1991 đến nay
Lời giải chi tiết:
- Từ năm 1991 đến nay, thế giới phát triển theo những xu hướng sau:
Thứ nhất, các nước điều chỉnh chiến lược, lấy hợp tác phát triển kinh tế làm trọng tâm. Cạnh tranh sức mạnh tổng hợp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, khoa học - kĩ thuật, thay thế cho chạy đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh.
Thứ hai, các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ chiến lược ổn định và cân bằng, tránh xung đột. Quan hệ giữa các nước Tây Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Liên bang Nga,.. luôn tồn tại song song các mặt hợp tác và cạnh tranh, tiếp xúc và kiềm chế, mâu thuẫn và đồng thuận....
Thứ ba, xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Xu thế này được biểu hiện thông qua sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế sự hình thành các công ty xuyên quốc gia, sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực…
Thứ tư, những cuộc xung đột cục bộ, nội chiến, bất ổn,... vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu là ở bán đảo Ban-căng, khu vực Trung Đông, một số nước châu Phi, xung đột Nga - U-crai-na,... Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu từ năm 2001 đến nay do Mỹ phát động tiếp tục gây ra những bất ổn tiềm tàng đối với thế giới.
? mục II
Nêu những nét chính về sự hình thành trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay ?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần II. Sự hình thành trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay(SGK trang 89)
- Chỉ ra những nét chính về sự hình thành trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay.
Lời giải chi tiết:
- Tháng 12-1991, Liên Xô tan rã, Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ. Những biến động của tỉnh hình thế giới, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa, đã tác động mạnh mẽ đến sự ra đời của trật tự thế giới mới.
- Trong thập niên cuối thế ki XX. Mỹ có tham vọng trở thành siêu cường duy nhất, xác lập và duy trì trật tự đơn cực, một mình lãnh đạo thế giới. Mỹ đưa ra chính sách "Từ ngăn chặn đến lãnh đạo toàn cầu", áp đặt "giá trị Mỹ", "mô hình phát triển kiểu Mỹ".... đối với thế giới.
- Đầu thế kỉ XXI, sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự phục hồi của nước Nga,... đã làm thất bại tham vọng thiết lập trật tự đơn cực của Mỹ. Các nước Tây Âu, Liên bang Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... trở thành đối thủ cạnh tranh của Mỹ, hình thành trật tự thế giới đa cực.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Chương 3. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Chương 2. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Chương 1. Đô thị: Lịch sử và hiện đại SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Bài 19: Thực hành: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Chương 3. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Chương 2. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Chương 1. Đô thị: Lịch sử và hiện đại SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Bài 19: Thực hành: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều