Bài 18. Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896 - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức>
Hãy cho biết nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX. Quan sát lược đồ hình 18. 4, nếu nhận xét của em về phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX. Hãy thể hiện những diễn biến chính của khởi nghĩa nông dân Yên Thế trên trục thời gian và trình bày trước lớp. Lập và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
? mục 1 a
Trả lời câu hỏi mục 1a trang 82 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Hãy cho biết nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức mục 1a
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX
- Với Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành quá trình xâm lược nước ta.
- Một bộ phận quan lại trong triều đình Huế, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân và quan lại các tỉnh thành, vẫn nêu cao ý chí chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc.
- Sau cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế của phái chủ chiến bất thành (5-7-1885), Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành ra Tân Sở (Quảng Trị)
- Lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ban bố Dụ Cần vương, kêu gọi các văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước giúp vua cứu nước. Phong trào Cần vương bùng nổ, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX.
? mục 1 b
Trả lời câu hỏi mục 1b trang 84 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
1. Quan sát lược đồ hình 18. 4, nếu nhận xét của em về phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
2. Hãy giới thiệu về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương.
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức mục 1b
Lời giải chi tiết:
1. Nhận xét
- Phong trào diễn ra sôi nổi, địa bàn rộng lớn
- Chủ yếu ở Bắc và Trung Kì
2.Giới thiệu về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương
Tên cuộc khởi nghĩa/ Nội dung |
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) |
Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) |
Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) |
Lãnh đạo |
Nguyễn Thiện Thuật |
Phan Đình Phùng, Cao Thắng |
Phạm Bành và Đinh Công Tráng |
Căn cứ, địa bàn |
vùng Bãi Sậy |
- Căn cứ chính: huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). - Địa bàn: các huyện miền Tây Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. |
- Căn cứ chính: huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hoá). Ba làng |
Diễn biến chính |
Xây dựng căn cứ, triệt để áp dụng chiến thuật du kích để đánh địch |
- Từ năm 1885 đến năm 1888, là giai đoạn xây dựng lực - Từ năm 1888 đến năm 1896, nghĩa quân bước vào giai |
- Xây dựng thành pháo đài chống giặc. - Gồm cả người Kinh, người Mường, người Thái tham gia. |
Kết quả, ý nghĩa |
Sau những trận chống càn liên |
- Thực dân Pháp phải tập trung binh lực nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời, chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô - Khởi nghĩa suy yếu dần rồi tan rã. Tuy thất bại |
Tháng 1 – 1887, Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ. Bị tổn thất nặng, cuối cùng nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao (miền Tây Thanh Hoá) chiến đấu thêm một thời gian nữa rồi tan rã. |
? mục 2 1
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 85 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Hãy thể hiện những diễn biến chính của khởi nghĩa nông dân Yên Thế trên trục thời gian và trình bày trước lớp.
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức mục 2
Lời giải chi tiết:
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 85 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 8 KNTT
1. Lập và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
2. Theo em, cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? Vì sao?
3. Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế có điểm gì giống và khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức mục 1, 2
Lời giải chi tiết:
1. Bảng hệ thống về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian |
Người lãnh đạo |
Căn cứ/ địa bàn |
Kết quả |
Ý nghĩa |
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) |
Nguyễn Thiện Thuật |
Địa bàn chính của cuộc khởi nghĩa là vùng Bãi Sậy |
Sau những trận chống càn liên tiếp, lực lượng nghĩa quân suy yếu dần, bị bao vây, cô lập. |
- Thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc. Làm chậm lại quá trình bình định của thực dân Pháp - Để lại bài học về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đoạn sau |
Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) |
Phan Đình Phùng, Cao Thắng. |
- Căn cứ chính thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). - Địa bàn |
- Từ năm 1885 đến năm 1888: xây dựng lực - Từ năm 1888 đến năm 1896: Chiến đấu quyết liệt -> Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng mất (12 – 1895), khởi nghĩa suy yếu dần rồi tan rã |
- Đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch. - Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương. |
Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) |
Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa thuộc huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hoá). Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê |
Phạm Bành và Đinh Công Tráng |
Tháng 1 – 1887, Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ. Bị tổn thất nặng, cuối cùng nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao (miền Tây Thanh Hoá) chiến đấu thêm một thời gian nữa rồi tan rã. |
Thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc. |
2. Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì:
- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Thời gian tồn tại dài nhất, 11 năm từ năm 1885 đến năm 1896.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
3. So sánh điểm giống và khác nhau của Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương
*Giống nhau:
- Là những phong trào yêu nước, tiến hành khởi nghĩa vũ trang
- Diễn ra ngay sau khi Pháp cơ bản hoàn thành xong quá trình xâm lược
- Có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
* Khác nhau
Nội dung |
Khởi nghĩa Yên Thế |
Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương |
Mục đích |
Đánh đuổi giặc Pháp bảo vệ quê hương |
Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến. |
Thời gian tồn tại |
30 năm (1884 - 1913) |
10 năm (1885 - 1896) |
Lãnh đạo |
Nông dân. |
Văn thân, sĩ phu |
Lực lượng tham gia |
Nông dân. |
Văn thân, sĩ phu |
Địa bàn hoạt động |
Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì. |
Các tỉnh Trung và Bắc Kì. |
Phương thức đấu tranh |
Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến |
Khởi nghĩa vũ trang |
Tính chất |
Phong trào mang tính chất tự vệ tự phát |
Phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến |
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 85 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 8 KNTT
Từ sự thất bại của phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế, có thể rút ra bài học gì cho công cuộc đấu tranh giành độc lập sau đó, cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức mục 1, 2
Lời giải chi tiết:
Bài học rút ra
- Xây dựng khối đoàn kết dân tộc vững mạnh, không phân biệt các tầng lớp, giai cấp, vùng miền, tôn giáo
- Xây dựng quốc phòng vững mạnh
- Khơi dậy trong quần chúng ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm
- Có đường lối kháng chiến rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế
- Bài 19. Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917 - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Bài 17. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Bài 16. Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 12. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Bài 11. Phạm vi Biển Đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Bài 10. Sinh vật Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Bài 9. Thổ nhưỡng Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Bài 8. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Bài 12. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Bài 11. Phạm vi Biển Đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Bài 10. Sinh vật Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Bài 9. Thổ nhưỡng Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Bài 8. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức