Bài 13. Việt Nam và biển Đông SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo>
Biển Đông có ảnh hưởng đến Việt Nam về mặt quốc phòng, an ninh như thế nào?
? mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 84 SGK Lịch sử 11 CTST
Biển Đông có ảnh hưởng đến Việt Nam về mặt quốc phòng, an ninh như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 1 trang 89 SGK
Lời giải chi tiết:
- Biển Đông có vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng đối với đất nước.
- Hệ thống các đảo, quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông gồm nhiều tầng, nhiều lớp, trong đó các quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, giúp Việt Nam kiểm soát các tuyến đường biển qua lại trên Biển Đông, đồng thời hình thành thế phòng thủ liên hoàn biển-đảo-bờ bảo vệ các vùng biển và lãnh thổ trên đất liền của Tổ quốc.
? mục 2 a
Trả lời câu hỏi mục 2a trang 89 SGK Lịch sử 11 CTST
Lập bảng quá trình xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông theo các mục: thời gian, chính quyền, hoạt động chủ yếu.
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 2a trang 78 SGK
Lời giải chi tiết:
Thời gian |
Chính quyền |
Hoạt động chủ yếu |
Thế kỉ XVII |
Chúa Nguyễn |
Thành lập đội Hoàng Sa, đội Bắc hải do đội Hoàng Sa kiêm quản, hằng năm ra quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thực hiện đo đạc, dựng miếu, trồng cây,… |
Năm 1786 |
Nhà Tây Sơn |
Quyết định sai phái Hội Đức hầu, cai đội Hoàng Sa, chỉ huy 4 chiếc thuyền câu ra biển làm nhiệm vụ. |
1802-1836 |
Nhà Nguyễn |
- Lập lại đội Hoàng Sa, cho lực lượng ra Hoàng Sa đo đạc thủy trình, cắm cờ để xác định chủ quyền, dựng bia chủ quyền, vẽ bản đồ |
Từ 1884-1950 |
Chính quyền thuộc địa Pháp đại diện cho nhà Nguyễn |
Thực thi và bảo vệ chủ quyền Việt nam theo tình thần Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Năm 1950, giao quyền quản lí Hoàng Sa và Trường Sa cho Bảo Đại làm Quốc trưởng |
1954-1975 |
Việt Nam Cộng hòa |
Năm 1971, ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam |
Sau 1976 |
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
Tiếp quản các đảo và triển khai thực thi chủ quyền |
? mục 2 b
Trả lời câu hỏi mục 2b trang 89 SGK Lịch sử 11 CTST
1. Việt Nam giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông theo xu hướng nào?
2. Quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp Việt Nam ở Biển Đông diễn ra như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 2b trong SGK
Lời giải chi tiết:
1. Việt Nam kiên trì giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình Chủ trương của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế nhất là Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
2. Chính quyền Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã quản lý một cách hòa bình và liên tục hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ít nhất là từ thế kỷ XVII tới nay. Đầu thế kỷ XIX, bằng những thủ tục hành chính thích hợp, nhà Nguyễn củng cố chủ quyền trên các quần đảo. Từ năm 1884, với quy chế bảo hộ Việt Nam, Pháp đã kế thừa nhà Nguyễn, tiếp tục hành xử chủ quyền đối với các quần đảo theo đúng luật pháp quốc tế cho tới năm 1945. Trung Quốc đã chính thức công nhận chủ quyền nêu trên của Pháp thông qua việc ký Hiệp ước Pháp - Thanh vào năm 1887 và Điều khoản bổ sung của Hiệp ước này vào năm 1895. Như vậy, sự liên tục của chủ quyền Việt Nam ít nhất từ đầu thế kỷ XVII cho tới đầu năm 1945 đã được xác định qua các tài liệu lịch sử hiện đang lưu trữ tại Việt Nam và trên thế giới.
Việt Nam liên tục thực hiện chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được thể hiện qua các chứng cứ và sự kiện:
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH). Ngày 6-1-1946, VNDCCH tiến hành bầu cử Quốc hội và thông qua Hiến pháp vào ngày 9-11-1946. Căn cứ vào Hiến pháp năm 1946, VNDCCH là một nước độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và tuyên bố chủ quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngày 6-3-1946, Chính phủ VNDCCH ký với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ. Theo Hiệp định này, Chính phủ Pháp công nhận nước VNDCCH là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Đồng thời, Pháp sẽ rút hết quân khỏi Việt Nam trong thời hạn 5 năm. Sau đó, hai Chính phủ ký Tạm ước Việt - Pháp vào ngày 14-9-1946, với mục đích tạm thời cụ thể hóa Hiệp định Sơ bộ. Do Pháp không thực hiện những thỏa thuận trong Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước Việt - Pháp, cố tình gây chiến tranh để tái xác lập chế độ thực dân trên lãnh thổ Việt Nam, chiến tranh giữa VNDCCH và Pháp cùng các lực lượng thân Pháp đã xảy ra vào cuối năm 1946 và kéo dài tới giữa năm 1954, khi Hiệp định Giơnevơ về hòa bình ở Đông Dương được ký kết.
Căn cứ vào Hiệp định Sơ bộ, vì VNDCCH nằm trong khối Liên hiệp Pháp, theo luật pháp quốc tế, trong thời gian từ đầu năm 1946 tới đầu năm 1949 Pháp đã thực thi quyền đại diện để bảo vệ chủ quyền của VNDCCH tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tháng 10-1946, lợi dụng thời điểm VNDCCH đang chuẩn bị toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới danh nghĩa giải giáp quân Nhật, Trung Hoa Dân quốc đã đưa quân tới chiếm đóng trái phép đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tháng 12-1946, Trung Hoa Dân quốc lại chiếm đóng trái phép đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa. Trung Hoa Dân quốc đã chiếm đóng hai đảo Phú Lâm và Ba Bình cho tới năm 1950.
Từ cuối năm 1946, cùng với sử dụng vũ trang để tiêu diệt Chính phủ VNDCCH, Pháp đã chủ trương thành lập một chính phủ không cộng sản trên đất Việt Nam. Sau rất nhiều thủ tục trung gian, ngày 8-3-1949, Hiệp định Hạ Long được ký kết và Quốc gia Việt Nam (QGVN) thuộc Liên hiệp Pháp được thành lập (theo một số nguồn tư liệu, đến đầu năm 1950 đã có 35 quốc gia công nhận QGVN). Với việc thành lập quốc gia này, Pháp coi như đã chính thức trao quyền quản lý toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho QGVN. Do vậy, vào tháng 4-1949, Hoàng thân Nguyễn Phúc Bửu Lộc, Bộ trưởng Bộ Nội vụ QGVN tuyên bố khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 14-10-1950, dưới sự chủ trì của Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo, việc quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được Chính phủ Pháp chính thức bàn giao cho QGVN.
Năm 1949, Pháp đã gửi đơn xin đăng ký ba trạm khí tượng do Pháp xây dựng tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Tổ chức Khí tượng Thế giới và đã được chấp nhận. Các trạm khí tượng này là Trạm Phú Lâm với số hiệu 48859; Trạm Hoàng Sa với số hiệu 48860; Trạm Ba Bình với số hiệu 48419.
Năm 1951, QGVN đã được mời tham dự Hội nghị San Francisco về chấm dứt chiến tranh tại châu Á - Thái Bình Dương và lập quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến. Hội nghị có 51 nước tham gia. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Liên Xô đã đề nghị trao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Đề nghị này đã bị Hội nghị bác bỏ với 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận.
Tại Hội nghị, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của QGVN Trần Văn Hữu tuyên bố: “Việt Nam rất là hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này.
Trong Hoà ước giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày 28-4-1952, Trung Quốc ghi nhận việc Nhật Bản từ bỏ mọi quyền đối với hai quần đảo như nội dung đã được ghi trong văn kiện Hội nghị San Francisco mà không hề yêu cầu Nhật Bản trả lại cho Trung Quốc hai quần đảo. Việc này là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã gián tiếp thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo tại Hội nghị San Francisco.
Năm 1955, sau kết quả trưng cầu dân ý riêng rẽ, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Quốc trưởng của QGVN. Sau đó, QGVN tổ chức bầu cử Quốc hội và ban hành hiến pháp, đổi tên QGVN thành Việt Nam Cộng hòa (VNCH) do Ngô Đình Diệm làm Tổng thống.
Từ 1954 đến 1976, QGVN, sau đó là VNCH, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quản lý một cách hòa bình, liên tục và hiệu quả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo đúng quy định trong luật pháp quốc tế thông qua các sự kiện dưới đây:
Tháng 4-1956, Hải quân VNCH tiếp quản nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa từ Pháp.
Ngày 1-6-1956, Ngoại trưởng VNCH Vũ Văn Mẫu tuyên bố tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 22-8-1956, Hải quân VNCH đổ bộ quân tiếp quản một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, dựng cờ và bia chủ quyền.
Ngày 22-10-1956, Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm đã ký Sắc lệnh số 143-NV về việc đổi tên các tỉnh thành miền Nam Việt Nam, quy định Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy.
Ngày 21-2-1959, 82 lính Trung Quốc đóng giả ngư dân bí mật đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng và Quang Hòa, đã bị lực lượng VNCH đóng trên các đảo bắt giữ. Ngoài ra, lực lượng VNCH còn bắt giữ 5 tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc. Số lính và tàu này sau đó được trao trả cho Trung Quốc.
Ngày 13-7-1961, Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm ban hành Sắc lệnh số 174-NV sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào xã Định Hải, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
Năm 1963, VNCH đã tiến hành dựng bia chủ quyền trên các đảo Trường Sa (19-5), An Bang (20-5), Thị Tứ - Loại Ta (22-5) và Song Tử Đông - Song Tử Tây (24-5).
Ngày 21-10-1969, Thủ tướng VNCH Trần Thiện Khiêm đã ký Nghị định số 709-BNV/HCĐP “Sáp nhập xã Định Hải thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam vào xã Hòa Long cùng quận”(3).
Ngày 13-7-1971, Bộ trưởng Ngoại giao VNCH Trần Văn Lắm đã khẳng định lại về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa tại Hội nghị ASPEC Manila.
Ngày 6-9-1973, VNCH ban hành Nghị định số 420-BNV/HCĐP/26 quy định các đảo của quần đảo Trường Sa thuộc xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
Từ ngày 17-1 đến ngày 20-1-1974, lợi dụng thời điểm chính quyền VNCH rệu rã, suy sụp, Trung Quốc đã tấn công lực lượng hải quân của VNCH và chiếm đóng trái phép phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Ngày 20-1-1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra bản tuyên bố phản đối hành động của Trung Quốc. Ngày 14-2-1974, VNCH đã ra tuyên bố phản đối rất mạnh mẽ hành động chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc, khẳng định quần đảo Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam; các lực lượng của VNCH sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh và bằng mọi phương tiện giành lại phần lãnh thổ bị chiếm đóng tại quần đảo Hoàng Sa.
Trong tháng 2 và tháng 3-1974, VNCH liên tục tái khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên các diễn đàn quốc tế và theo các kênh ngoại giao. Đầu năm 1975, Bộ Ngoại giao VNCH công bố sách trắng về những chứng cớ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và tái phản đối sự xâm chiếm bất hợp pháp của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Từ ngày 14 đến 28-4-1975, lực lượng hải quân của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thay thế lực lượng hải quân của VNCH trên các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa. Ngày 30-4-1975, đất nước thống nhất, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được chuyển giao cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quản lý.
Ngày 2-7-1976, thông qua Tổng tuyển cử, hai quốc gia VNDCCH và Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã thống nhất thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó đến nay, với tư cách kế thừa quyền sở hữu các quần đảo từ các chính quyền trước, Nhà nước ta tiếp tục duy trì và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
? mục 3 a
Trả lời câu hỏi mục 3a trang 90 SGK Lịch sử 11 CTST
Kể tên những văn bản pháp lí về chủ quyền biển của Việt Nam.
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 3a trong SGK
Lời giải chi tiết:
- Những văn bản pháp lí về chủ quyền biển của Việt Nam:
+ Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (năm 1977).
+ Luật Biên giới quốc gia
+ Luật Biển Việt Nam (năm 2012, có hiệu lực từ 1-1-2013)
+ Luật Cảnh sát biển Việt Nam (năm 2018)
? mục 3 b
Trả lời câu hỏi mục 3b trang 91 SGK Lịch sử 11 CTST
Nêu nội dung chính của Công ước Luật biẻn năm 1982 của Liên hợp quốc.
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 3b trong SGK
Lời giải chi tiết:
- Nội dung chính của Công ước Luật biẻn năm 1982 của Liên hợp quốc;
+ Theo Công ước, các quốc gia ven biển, (kể cả các quốc gia quần đảo) có 5 vùng biển như sau: vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa. Tùy theo dặc điểm và cấu tạo địa lí mà quốc gia ven biển có đầu đủ 5 vùng ven biển. Việt Nam là quốc gia ven biển có đặc điểm địa lí phù hợp cho việc yêu sách của 5 vùng biển nêu trên.
? mục 3 c
Trả lời câu hỏi mục 3c trang 91 SGK Lịch sử 11 CTST
Ý nghĩa của việc ra đời Luật Biển Việt Nam
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 3c trong SGK
Lời giải chi tiết:
- Là hoạt động pháp lí nằm ròng khuôn khổ pháp lí của Việt Nam về biển, đảo.
- Lần đầu tiên Việt Nam có văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lí của các vùng biển đảo thuộc chủ quyền.
- Tạo cơ sở pháp lí quan trọng để Việt Nam thực hiện quản lí, bảo vệ và phát triển kinh tết biển, đảo của mình.
? mục 3 d
Trả lời câu hỏi mục 3d trang 92 SGK Lịch sử 11 CTST
Sự tham gia DOC của Việt Nam diễn ra như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 3d trong SGK
Lời giải chi tiết:
- Ngày 4-11-2002 tại Pnom Pênh (Cam-pu-chia), 10 nước ASEAN và Trung Quốc kí Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định giữa các quốc gia.
- Việt Nam tích cực tham gia soạn thảo và thương lượng nội dung các quy định trong DOC, đồng thời yêu cầu các bên liên quan thực hiện đúng cam kết.
Luyện tập
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 82 SGK Lịch sử 11 CTST
1. Từ năm 1976 đến nay, Nhà nước Cộng hòa xã hội Việt Nam dựa trên cơ sở lịch sử nào để tiếp tục quản lí trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
Phương pháp giải:
Xem lại nội dung mục 3 SGK
Lời giải chi tiết:
- Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là lập trường nhất quán đã được Việt Nam khẳng định trong các Sách Trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong các năm 1975, 1979, 1981, 1988. Lập trường này cũng được thể hiện nhiều lần trong các văn bản lưu hành tại Liên Hợp Quốc và các đệ trình, tuyên bố gửi các cơ quan quốc tế liên quan. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh Việt Nam là quốc gia đầu tiên làm chủ thực sự, chiếm hữu đầy đủ, hòa bình, liên tục đối với Hoàng Sa và Trường Sa kể từ khi hai quần đảo này chưa được quốc gia nào yêu sách. Bên cạnh đó, nhiều văn kiện lịch sử và địa lý của Trung Quốc cũng chứng minh cho đến đầu thế kỷ XX, các nhà phong kiến Trung Quốc chưa bao giờ có yêu sách chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Nhiều bản đồ do Phương Tây vẽ đều thể hiện đảo Hải Nam là điểm cực Nam của Trung Quốc. Hơn nữa, cộng đồng quốc tế đã chỉ ra nhiều điểm thiếu thuyết phục và phản bác các bằng chứng lịch sử mà Trung Quốc đưa ra khi yêu sách chủ quyền đối với hai quần đảo này.
- Kể từ khi chính thức có hiệu lực vào năm 1994, UNCLOS 1982 luôn khẳng định vai trò của “Hiến pháp của biển và đại dương” điều chỉnh mọi vấn đề liên quan đến luật biển. Với 168 thành viên tham gia, UNCLOS 1982 là điều ước quốc tế phổ cập lớn thứ hai, chỉ xếp sau Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo trật tự pháp lý trên biển. Công hàm ngày 30/3/2020 cho thấy Việt Nam đã dựa vào UNCLOS 1982 để xác lập các vùng biển, đồng thời cho thấy Việt Nam ủng hộ cách tiếp cận của Toà Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông.
Từ những tư liệu lịch sử rõ ràng, và căn cứ vào những nguyên tắc của Luật pháp và tập quán quốc tế, có thể rút ra kết luận sau đây:
1. Từ lâu, Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi mà các quần đảo này chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào.
2. Từ thế kỷ XVII đến nay, suốt trong mấy thế kỷ, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện một cách thực sự, liên tục và hòa bình chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
3. Nhà nước Việt Nam luôn luôn bảo vệ tích cực các quyền và danh nghĩa của mình trước mọi mưu đồ và hành động xâm phạm tới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (40).
4. Trong cuộc đấu tranh pháp lý về Biển Đông tại Liên Hợp Quốc được bắt nguồn từ việc Malaysia gửi lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS). Báo cáo ranh giới thềm lục địa mở rộng tại khu vực phía Bắc Biển Đông ngày 12/12/2019, phía Trung Quốc gửi Công hàm số CML/14/2019 tới TTKLHQ phản bác báo cáo này của Malaysia. Và Philippins gửi Công hàm số 000191-2020 phản đối Công hàm số CML/14/2019 của Trung Quốc, rồi Trung Quốc lại gửi Công hàm số CML/11/2020 lên TTKLHQ để phản bác các Công hàm của Philippins. Trong bối cảnh đó, ngày 30/3/2020 Việt Nam gửi Công hàm số 22/HC-2020 lên TTKLHQ để phản bác hai Công hàm CML/14/2019 và CML/11/2019 của Trung Quốc. Ngày 10/4/2020, Việt Nam lại liên tiếp 2 Công hàm số 24/HC-2020 và 25/HC-2020 lên TTKLHQ lần lượt nêu ý kiến về Báo cáo của Malaysia và Philippins. Ngày 17/4/2020, Trung Quốc cũng gửi Công hàm CML/42/2020 phản bác lại Công hàm của Việt Nam. Trong 3 Công hàm nói trên, Công hàm số 22/HC-2020 đã trình bày một cách có hệ thống và đầy đủ các quan điểm của Việt Nam về các vấn đề pháp lý chính ở Biển Đông. Trước hết, Công hàm dã phản đối một cách hệ thống các yêu sách không phù hợp với Luật pháp quốc tế của Trung Quốc, bao gồm yêu sách “đường chín đoạn” và yêu sách “Tứ Sa”. Các yêu sách đó hoàn toàn trái với qui định của UNCLOS 1982, đồng thời vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông. Nội dung Công hàm được xây dựng dựa trên các quy định của Công ước UNCLOS 1982, đồng thời phù hợp với kết luận quan trọng của Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) năm 2016 dù qui định, phán quyết chỉ có giá trị ràng buộc với các bên liên quan. Là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp Biển Đông, kể từ khi vụ kiện Biển Đông bắt đầu, Việt Nam luôn theo dõi sát diễn biến vụ kiện, mong muốn Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) sẽ đưa ra phán quyết công bằng, khách quan, ủng hộ giải quyết tranh chấp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và ủng hộ việc tuân thủ, thực thi đầy đủ UNCLOS 1982.
Công hàm ngày 30/3/2020 thể hiện lập trường nhất quán, rõ ràng và toàn diện của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Việt Nam kiên quyết khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán cùng các quyền lợi chính đáng của Việt Nam ở Biển Đông. Với chủ trương UNCLOS 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất, Việt Nam một lần nữa chứng minh trách nhiệm của mình trong tuân thủ luật pháp quốc tế nói chung và UNCLOS 1982 nói riêng, từ đó góp phần vào đảm bảo trật tự pháp lý ở Biển Đông.
Vận Dụng
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 82 SGK Lịch sử 11 CTST
1. Công cuộc thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp ở Việt Nam ở Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hiện nay?
Phương pháp giải:
Xem lại nội dung bài học và liên hệ.
Lời giải chi tiết:
Biển Đông có vai trò quan trọng đặc biệt với nước ta cả về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng do nước ta có đường bờ biển dài trên 3.260km với hơn 3.000 hòn đảo, gần tổng số các tỉnh, thành trong cả nước là địa phương ven biển và rất nhiều ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của đất nước, như dầu khí, du lịch, xuất khẩu thủy - hải sản, đóng tàu... đều liên quan mật thiết đến Biển Đông. Biển Đông cũng là địa bàn xung yếu về mặt an ninh quốc phòng, hướng phòng thủ quan trọng của đất nước ta.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó, Biển Đông trở thành một trong những khu vực tồn tại nhiều tranh chấp phức tạp nhất thế giới, nếu xử lý không thích hợp, dễ dẫn đến nguy cơ xung đột quân sự, thậm chí chiến tranh, tác động tiêu cực đến ổn định, hòa bình, phát triển của khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc trong và ngoài khu vực cũng khiến tranh chấp và tình hình ở khu vực Biển Đông thêm phức tạp, khó lường.
Là một bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia Việt Nam, không gian sinh tồn và là điều kiện vật chất để xây dựng, phát triển đất nước, biển, đảo có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và phát triển của đất nước ta. Do đó, quản lý, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam không chỉ có ý nghĩa là bảo vệ không gian lãnh thổ, lợi ích mọi mặt mà còn là bảo vệ chế độ, Nhà nước.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 13. Việt Nam và biển Đông SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 10. Cuộc cải cách Lê Thánh Tông SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Việt Nam và biển Đông SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 10. Cuộc cải cách Lê Thánh Tông SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo