Bài 10. Cuộc cải cách Lê Thánh Tông SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo>
Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
? mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 68 SGK Lịch sử 11 CTST
Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 1 trang 68 SGK
Lời giải chi tiết:
- Giữa thế kỉ XV, tình hình kinh tế-xã hội Đại Việt được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân ổn đinh.
- Tuy nhiên, tình trạng phân tán, bè phái trong bộ máy chính quyền, hệ thống hành chính hoạt động thiếu hiệu quả gây nhiều khó khan.
=> Yêu cầu khách quan: Nhanh chóng kiện toàn mô hình nhà nước quân chủ tập quyền, thống nhất từ trung ương đến địa phương, quản lí hiệu quả đội ngũ quan lại, cải cách hành chính, nâng cao vị thế đất nước.
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 70 SGK Lịch sử 11 CTST
Trình bày tóm tắt nội dung cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 2 trang 70 SGK
Lời giải chi tiết:
Nội dung cải cách của Lê Thánh Tông:
- Chính trị và hành chính:
+ Vua trực tiếp điều khiển triều đình, bãi bỏ một số chức quan không cần thiết.
+ Tổ chức chọn bộ máy quan lại bằng chế độ khoa cử nhằm hạn chế sự thao túng quyền lực của các công thần.
+ Ở các địa phương dặt các chức Tống binh, Đô ty quản lí.
+ Cả nước chia thành 13 đạo cùng hệ thống cơ quan chuyên trách.
+ Ra lệnh các thừa tuyền vẽ bản đồ gửi về bộ Hộ.
- Quân sự:
+ Năm 1466, vua Lê Thánh Tông cải tổ hệ thống quân đội chia làm hai loại quân: quân thường trực (cấm binh) và quân các đạo (ngoại binh)
+ Ở các đạo, nhà vua cho đổi năm vệ quân thời vua Lê Thái Tổ thành năm phủ, dưới mỗi phủ chia thành vệ quản các sở đội.
- Kinh tế:
+ Năm 1477, Ban hành chính sách lộc điền và quân điền
+ Thể lệ thuế khóa được nhà nước quy định theo hạng.
+ Nhà nước đặt Hà đê quan và Khuyến nông quan để quản lí đê điều nông nghiệp
- Luật pháp:
+ Năm 1483, vua Lê Thánh Tông cho ban hành bộ Quốc triều hình luật gồm 722 điều.
- Văn hóa-giáo dục:
+ Nho giáo được đặt làm hệ tư tưởng chính thống.
+ Giáo dục được coi trọng, trùng tu Quốc Tử Giám, nhà Thái học.
+ Năm 1484, vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia Tiến sĩ nhằm đề cao Nho học và các bậc tri thức nho học
? mục 3
Trả lời câu hỏi mục 3 trang 71 SGK Lịch sử 11 CTST
Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông mang lại kết quả và ý nghĩa như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 3 trong SGK
Lời giải chi tiết:
- Kết quả:
+ Là một cuộc cải cách khá toàn diện về mọi mặt trọng tâm là cải cách hành chính, bao gồm cả thể chế lẫn quan chế.
+ Xây dựng hệ thống hành chính thống nhất cả nước theo hướng tinh gọn, phân cấp và nhiệm vụ cụ thể.
- Ý nghĩa:
+ Tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan lại.
+ Góp phần quan trọng vào ổn định và phát triển kinh tế.
+ Trở thành khuôn mẫu của nhà nước phong kiến ở Việt Nam
Luyện tập
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 71 SGK Lịch sử 11 CTST
1. Vẽ sơ đồ tư duy về nội dung của cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 71 SGK Lịch sử 11 CTST
Phương pháp giải:
Xem lại nội dung mục 2 SGK
Lời giải chi tiết:
Sơ đồ tư duy nội dung cải cách của Lê Thánh Tông:
Vận Dụng
Trả lời câu hỏi Vận dụngtrang 71 SGK Lịch sử 11 CTST
2. Theo em, cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có những điểm tiến bộ gì có thể vận dụng được trong bối cảnh hiện nay?
Phương pháp giải:
Xem lại nội dung bài học
Lời giải chi tiết:
Theo em, cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có những điểm tiến bộ mà ta có thể vận dụng được đó là:
1.Thực hiện nguyên tắc "trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau" trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước
2. Thực hiện nguyên tắc "chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng"
3. Kết hợp "đức trị" và "pháp trị" trong quản lý nhà nước
4. Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật
5. Tuyển chọn quan lại công khai, minh bạch
6. Kiểm tra, giám sát quan lại
7. Mở rộng diện và đối tượng áp dụng chế độ "hồi tỵ"
8. Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 13. Việt Nam và biển Đông SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 10. Cuộc cải cách Lê Thánh Tông SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Việt Nam và biển Đông SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 10. Cuộc cải cách Lê Thánh Tông SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo