Bài 13. Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực trang 56, 57, 58, 59 Vật Lí 10 Kết nối tri thức


Tại sao lực đẩy của người bố trong hình 13.1b có tác dụng như lực đẩy của hai anh em. Dựa vào Hình 13.2, hãy nêu cách xác định độ lớn và chiều của hợp lực trong hai trường hợp. Nêu quy tắc tổng hợp hai lực cùng phương. Cho hai lực đồng quy có độ lớn ({F_1} = 6N) và ({F_2} = 8N). Giả sử lực kéo của mỗi tàu kéo ở đầu bài đều có độ lớn bằng 8000 N. Quan sát quyển sách đang nằm yên trên mặt bàn (Hình 13.5). Có những lực nào tác dụng lên quyển sách. Các lực này có cân bằng không. Vì sao. Một ô tô chị

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr 56

Tại sao lực đẩy của người bố trong hình 13.1b có tác dụng như lực đẩy của hai anh em?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 13.1 để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Lực đẩy của người bố trong hình có tác dụng như lực đẩy của hai anh em vì người bố khỏe, lực đẩy của bố bằng tổng lực đẩy của hai anh em cộng lại.

Câu hỏi tr 57 CH 1

 

1. Dựa vào Hình 13.2, hãy nêu cách xác định độ lớn và chiều của hợp lực trong hai trường hợp:

a) Vật chịu tác dụng của hai lực cùng phương, cùng chiều (Hình 13.2a)

b) Vật chịu tác dụng của hai lực cùng phương, ngược chiều (Hình 13.2b)

2. Nêu quy tắc tổng hợp hai lực cùng phương.

 

Phương pháp giải:

Quan sát hình 13.2 để trả lời.

Lời giải chi tiết:

1.

- Hình 13.2a: Vật chịu tác dụng của hai lực cùng phương, cùng chiều nên lực tổng hợp cũng cùng phương, cùng chiều với hai lực thành phần và có độ lớn bằng tổng của hai lực thành phần cộng lại: \(F = {F_1} + {F_2}\)

- Hình 13.2b: Vật chịu tác dụng của hai lực cùng phương, ngược chiều nên lực tổng hợp sẽ có chiều giống với lực thành phần có độ lớn lớn hơn. Độ lớn: \(F = \left| {{F_1} - {F_2}} \right|\)

2.

Quy tắc tổng hợp hai lực cùng phương:

Lực tổng hợp của hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} \) cùng phương là một lực \(\overrightarrow F \)

- Phương: cùng phương với hai lực thành phần

- Chiều:

+ \(\overrightarrow {{F_1}}  \uparrow  \uparrow \overrightarrow {{F_2}}  \Rightarrow \overrightarrow F  \uparrow  \uparrow \overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} \)

+ \(\overrightarrow {{F_1}}  \uparrow  \downarrow \overrightarrow {{F_2}} \): thì \(\overrightarrow F \) sẽ cùng chiều với lực có độ lớn lớn hơn

- Độ lớn:

+ \(\overrightarrow {{F_1}}  \uparrow  \uparrow \overrightarrow {{F_2}}  \Rightarrow F = {F_1} + {F_2}\)

+ \(\overrightarrow {{F_1}}  \uparrow  \uparrow \overrightarrow {{F_2}}  \Rightarrow F = \left| {{F_1} - {F_2}} \right|\)

Câu hỏi tr 57 CH 2

1. Cho hai lực đồng quy có độ lớn \({F_1} = 6N\) và \({F_2} = 8N\).

Nếu hợp lực có độ lớn F = 10N thì góc giữa hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) bằng bao nhiêu? Vẽ hình minh họa.

2. Giả sử lực kéo của mỗi tàu kéo ở đầu bài đều có độ lớn bằng 8000 N và góc giữa hai dây cáp bằng \({30^0}\).

a) Biểu diễn các lực kéo của mỗi tàu và hợp lực tác dụng vào tàu chở hàng.

b) Tính độ lớn của hợp lực của hai lực kéo.

c) Xác định phương và chiều của hợp lực.

d) Nếu góc giữa hai dây cáp bằng \({90^0}\) thì hợp lực của hai lực kéo có phương, chiều và độ lớn như thế nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng cách tổng hợp hai lực đồng quy.

Lời giải chi tiết:

1.

Ta thấy: \({10^2} = \sqrt {{6^2} + {8^2}}  \Rightarrow {F^2} = \sqrt {F_1^2 + F_2^2} \)

Suy ra \({F_1} \bot {F_2}\)

 

2.

a)

Biểu diễn các lực kéo của mỗi tàu và hợp lực tác dụng vào tàu trở hàng :

b)

Độ lớn của hợp lực là:

\(F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}\cos \left( {{F_1},{F_2}} \right)} \)

\( \Leftrightarrow F = \sqrt {{{8000}^2} + {{8000}^2} + 2.8000.8000.\cos {{30}^0}} \)

\( \Leftrightarrow F = 15455\left( N \right)\)

c)

Hợp lực có:

- Chiều: hướng về phía trước

- Phương: hợp với \(\overrightarrow {{F_1}} \) góc \({15^0}\)

d) Nếu góc giữa hai dây cáp bằng \({90^0}\) thì hợp lực có:

- Phương: xiên

- Chiều hướng sang trái hoặc phải.

- Độ lớn: \(F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2} \)

Câu hỏi tr 58 CH 1

Quan sát quyển sách đang nằm yên trên mặt bàn (Hình 13.5)

a) Có những lực nào tác dụng lên quyển sách?

b) Các lực này có cân bằng không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 13.5

Lời giải chi tiết:

a) Các lực tác dụng lên quyển sách gồm: Trọng lực \(\overrightarrow P \), phản lực \(\overrightarrow N \) của bàn.

b) Các lực này có cân bằng vì quyển sách nằm yên.

Câu hỏi tr 58 CH 2

Câu 1. Một ô tô chịu một lực \({F_1} = 400N\) hướng về phía trước và một lực \({F_2} = 300N\) hướng về phía sau (Hình 13.6). Hỏi hợp lực tác dụng lên ô tô có độ lớn bằng bao nhiêu và hướng về phía nào?

Câu 2. Quan sát cặp tình huống ở Hình 13.7.

a) Tình huống nào có hợp lực khác 0?

b) Mô tả sự thay đổi vận tốc (độ lớn, hướng) của mỗi vật trong hình, nếu có.

Phương pháp giải:

1. Sử dụng quy tắc tổng hợp hai lực cùng phương, ngược chiều.

2.

- Quan sát hình 13.7.

- Vận dụng lý thuyết các lực cân bằng và không cân bằng.

Lời giải chi tiết:

1.

Ta thấy: \(\overrightarrow {{F_1}}  \uparrow  \downarrow \overrightarrow {{F_2}}  \Rightarrow F = \left| {{F_1} - {F_2}} \right| = \left| {400 - 300} \right| = 100N\)

Và có chiều hướng về phía trước.

2.

a)

Tình huống có hợp lực khác 0 là:

- Dùng tay đẩy để bút chì chuyển động nhanh dần

- Qủa bóng vừa rơi khỏi mép bàn.

b)

 - Dùng tay đẩy để bút chì chuyển động nhanh dần: độ lớn vận tốc sẽ tăng dần, hướng chuyển động về phía trước.

- Quả bóng vừa rơi khỏi mép bàn: độ lớn vận tốc tăng dần, hướng chuyển động theo phương thẳng đứng hướng xuống.

Câu hỏi tr 59

Một vật được giữ yên trên một mặt phẳng nhẵn bởi một lò xo (Hình 13.9).

1. Có những lực nào tác dụng lên vật?

2. Phân tích trọng lực tác dụng lên vật thành hai lực thành phần và nêu rõ tác dụng của hai lực này.

Phương pháp giải:

Vận dụng quy tắc phân tích lực.

Lời giải chi tiết:

2.

Các lực tác dụng lên vật gồm: trọng lực \(\overrightarrow P \), phản lực \(\overrightarrow N \), lực kéo \(\overrightarrow F \), lực đàn hồi của lò xo.

1.

 

Thành phần \(\overrightarrow {{P_1}} \) có tác dụng kéo vật chuyển động xuống phía dưới.

Thành phần \(\overrightarrow {{P_2}} \) có tác dụng giữ vật trên mặt phẳng nghiêng.


Bình chọn:
3.9 trên 8 phiếu
  • Bài 14. Định luật 1 Newton trang 60, 61, 62 Vật Lí 10 Kết nối tri thức

    Một quyển sách đang nằm yên trên mặt bàn. Ta phải đẩy nó thì nó mới dịch chuyển và khi ngừng đẩy thì nó dừng lại. Nếu em đặt mình vào thời của nhà khoa học Hy Lạp. Quan sát các vật trong Hình 14.2. Giải thích tại sao quả cầu đứng yên. Tại sao người trượt ván có thể giữ nguyên vận tốc của mình. Mô tả và giải thích điều gì xảy ra đối với một hành khách ngồi trong ô tô ở các tình huống sau. Xe đột ngột tăng tốc. Xe phanh gấp. Xe rẽ nhanh sang trái. Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s dưới tá

  • Bài 15. Định luật 2 Newton trang 63, 64, 65, 66 Vật Lí 10 Kết nối tri thức

    Nêu một số ví dụ cho thấy khối lượng của vật càng lớn thì mức quán tính của vật càng lớn. Điều này có ý nghĩa gì trong thực tiễn. Cho đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa các lực tác dụng lên một vật và gia tốc gây ra tương ứng (Hình 15.1). Khối lượng của vật là. Trong các cách viết hệ thức của định luật 2 Newton sau đây, cách viết nào đúng. Một quả bóng khối lượng 0,5 kg đang nằm trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 250 N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,02 s. Quả bóng bay đi với tố

  • Bài 16. Định luật 3 Newton trang 67, 68 Vật Lí 10 Kết nối tri thức

    Quan sát thí nghiệm được mô tả trong Hình 16.1. Một thanh sắt và một thanh nam châm được treo như Hình 16.1a. Xe lăn 1 có khối lượng m1 và có gắn một lò xo nhẹ. Hãy vẽ cặp lực đẩy nhau (Hình 16.2a) hoặc hút nhau (HÌnh 16.2b) và chỉ rõ điểm đặt của mỗi lực trong mỗi cặp lực. Cặp lực và phản lực có những đặc điểm gì. Cặp lực và phản lực có phải là hai lực cân bằng hay không. Tại sao. Hãy chỉ ra các cặp lực và phản lực trong hai trường hợp sau. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn (Hình 16.3a). Dùng bú

  • Bài 17. Trọng lực và lực căng trang 69, 70, 71 Vật Lí 10 Kết nối tri thức

    Thảo luận tình huống đề cập trong hình 17.1: Tại sao khi được buông ra, các vật quanh ta đều rơi xuống đất. Lực kế trong Hình 17.2 đang chỉ ở vạch 10 N. Đo trọng lượng của một vật ở một địa điểm trên Trái Đất có gia tốc rơi tự do là. Xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng. Dựa vào Hình 17.4, hãy thảo luận và phân tích để làm sáng tỏ các ý sau đây. Những vật nào chịu lực căng của dây. Lực căng có phương, chiều thế nào. Hãy chỉ ra điểm đặt, phương, chiều của lực căng trong Hình 17.5a và 17.5b.

  • Bài 18. Lực ma sát trang 72, 73, 74, 75, 76 Vật Lí 10 Kết nối tri thức

    Điều nào sau dây không đúng khi nói về lực ma sát nghỉ. Các tình huống sau đây liên quan đến loại lực ma sát nào. Quan sát hình 18.2 và thảo luận các tình huống sau. Đặt trên bàn một vật nặng có dạng hình hộp. Thí nghiệm 1: Kiểm chứng độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của bề mặt tiếp xúc, nhưng không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc. Đặt mặt có diện tích lớn của khối gỗ lên bề mặt tiếp xúc. Đặt mặt có diện tích nhỏ của khối gỗ lên bề mặt tiếp xúc và lặp lại thí nghiệm nh

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí